Bé trai 13 tuổi bị gan nhiễm mỡ nặng, bác sĩ nhắc nhở: Cần thay đổi những thói quen này

Xiaolin (Trung Quốc) bị phát hiện gan nhiễm mỡ khi chỉ mới 13 tuổi.

Xiaolin có vòng bụng tròn với mỡ bụng tích tụ rõ rệt. Một năm rưỡi trước, cậu bé khám sức khỏe và kết quả là chức năng gan bất thường, với chỉ số transaminase 147U/L (người bình thường 0-40U/L); siêu âm doppler màu cho thấy gan nhiễm mỡ.

Vì tất cả người lớn trong gia đình đều bị gan nhiễm mỡ nên bố mẹ Xiaolin đã rất lo lắng khi thấy con mắc bệnh này từ khi còn nhỏ như vậy.

Bé trai 13 tuổi bị gan nhiễm mỡ nặng, bác sĩ nhắc nhở: Cần thay đổi những thói quen này - 1

Sau khi trao đổi chi tiết với bác sĩ, mẹ của Xiaolin quyết định cho con mình nhập viện để sinh thiết gan và kiểm tra toàn diện.

Kết quả cho thấy gan của cậu bé bị nhiễm mỡ nghiêm trọng. Cậu bé cần phải nỗ lực giảm cân, thay đổi chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt để đẩy lùi tình trạng gan nhiễm mỡ và xơ gan.

Mẹ của Xiaolin cho biết, cậu bé rất thích ăn, uống nước ngọt, chơi game trên điện thoại di động và lười vận động.

Gan nhiễm mỡ là một hội chứng bệnh học lâm sàng do gan không thể xử lý chất béo một cách bình thường và kịp thời, dẫn đến sự lắng đọng chất béo quá mức trong tế bào gan, bao gồm gan nhiễm mỡ đơn thuần, viêm gan nhiễm mỡ không do rượu và xơ gan.

Đối với trẻ em và thanh thiếu niên, bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu liên quan đến béo phì là phổ biến nhất. Với tình trạng béo phì hiện nay, gan nhiễm mỡ ở trẻ em ngày càng trở nên phổ biến. Tỷ lệ gan nhiễm mỡ ở trẻ béo phì dao động từ 23% đến 77% .

Trẻ em mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu cũng giống như người lớn, cũng có thể tiến triển thành xơ gan.

Bé trai 13 tuổi bị gan nhiễm mỡ nặng, bác sĩ nhắc nhở: Cần thay đổi những thói quen này - 2

Có 3 nguyên nhân chính gây gan nhiễm mỡ ở trẻ em:

- Trẻ ăn uống thiếu kiểm soát, thừa cân, béo phì.

- Trẻ biếng ăn, gầy còm, suy dinh dưỡng. Do không đủ năng lượng nên cơ thể phải huy động mỡ để phân giải thành axit béo vận chuyển về gan, nhưng gan không thể chuyển hóa hết, lắng đọng lại, hình thành gan nhiễm mỡ.

- Một số trẻ mắc bệnh mãn tính và sử dụng liệu pháp hormone lâu dài.

Theo bác sĩ, tăng cường vận động và thay đổi lối sống không lành mạnh thông qua chế độ ăn uống, luyện tập để giảm mỡ trong cơ thể là biện pháp phòng và điều trị gan nhiễm mỡ được ưu tiên.

Chế độ ăn uống và tập luyện giúp giảm gan nhiễm mỡ

- Ăn đủ chất đạm, chế độ ăn ít chất béo, đường vừa phải.

- Hạn chế đồ uống có đường, tăng lượng ngũ cốc nguyên hạt và chất xơ để tăng nguồn cung cấp vitamin.

- 3 bữa ăn một ngày nên đều đặn và định lượng. Bữa sáng, bữa trưa và bữa tối có thể được phân bổ theo tỷ lệ 30%, 40% và 30%, đồng thời kiểm soát chặt chẽ lượng calo của bữa tối và hành vi ăn uống sau bữa tối.

- Uống đủ nước mỗi ngày có thể hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ ở trẻ em. Sáng, chiều, tối nên uống 500ml, 500ml, 300ml nước, ưu tiên nước đun sôi và nước khoáng, không dùng nước giải khát thay thế.

- Tập thể dục thường xuyên, tăng cường các hoạt động ngoài trời, hạn chế thời gian sử dụng đồ điện tử.

Nguồn: [Link nguồn]

Chàng trai mới 22 tuổi nhưng đã bị gan nhiễm mỡ nặng vì thói quen rất nhiều người mắc

Đây cũng là thói quen ăn uống của nhiều người, vì không thích ăn rau củ nên họ thường xuyên đối mặt với tình trạng táo bón nặng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thùy Chi (Theo Sohu) ([Tên nguồn])
Sai lầm trong ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN