Bài thuốc trị cảm lạnh và những món cần mang theo người để phòng bệnh khi trời lạnh

Môi trường lạnh khiến nhiều người dễ bị hàn khí xâm nhập vào kinh lạc và tạng phủ gây bệnh, hay mắc nhất là cảm lạnh. Nếu không chữa trị kịp thời cảm lạnh sẽ trở thành đầu mối phát sinh nhiều bệnh và cả bệnh khó chữa khác.

Cơ chế gây chứng cảm lạnh hay gặp

Trong cơ thể con người có dương khí giúp cơ thể con người tự vệ trước sự tấn công của thời tiết bên ngoài. Khí dương ở trên bề mặt da ban ngày, nhưng ban đêm thì lui vào tạng phủ nên nhiều người mới dễ nhiễm lạnh (nhất là khi nằm ngủ nơi gió lùa, trước quạt máy, điều hòa, nơi môi trường quá lạnh…).

Người xưa có câu "cảm mạo là đầu mối sinh ra trăm bệnh", vì vậy sẽ phát sinh đủ thứ bệnh, thậm chí cả bệnh khó chữa như xơ gan cổ chướng (chân tay teo róc, bụng phình to…).

Hình dung cơ thể là cốc nước nóng, đặt vào chậu nước lạnh sẽ xảy ra 3 trường hợp như bị cảm lạnh. Ảnh minh họa.

Hình dung cơ thể là cốc nước nóng, đặt vào chậu nước lạnh sẽ xảy ra 3 trường hợp như bị cảm lạnh. Ảnh minh họa.

Các lương y đã ví von cơ chế con người bị nhiễm lạnh bằng cách dùng một cốc nước nóng nhỏ (tượng trưng cho cơ thể) đặt vào chậu nước lạnh (môi trường lạnh bên ngoài) sẽ xảy ra 3 trường hợp:

1. Nước trong cốc lạnh đều: Gây ớn lạnh dọc xương sống, đau nhức cổ gáy, nhức đầu vùng đỉnh và sau gáy, đau ngang thắt lưng, lạnh 2 bàn chân, huyết áp giảm, người lạnh co rúm, mặt tái nhợt, môi tái… là khí lạnh đã phá vỡ hàng rào bảo vệ của cơ thể và xâm nhập vào bên trong.

- Lúc này cần đánh cảm, xông hơi, ăn cháo giải cảm.

- Hoặc uống cốc trà nóng, thêm đường hoặc mật ong, chanh để giải cảm.

2. Nước đáy cốc lạnh nhưng lại bốc nóng lên trên bề mặt: Biểu hiện cơ thể là chân, thắt lưng lạnh, nhưng trán và mặt nóng, đỏ.

Không nên giải cảm lạnh thông thường (như xông hơi nóng, dùng gừng tươi, tía tô, quế mỏng…) vì sẽ làm dương khí tăng mạnh hơn, huyết áp tăng cao, có thể gặp nguy hiểm.

Lúc này cần làm ấm phần dưới cơ thể như đi tất chân, xoa dầu nóng lòng bàn chân, ngâm chân nước gừng nóng… tạo "đối trọng" sức nóng với phần trên cơ thể, để "hỏa" rút xuống - người xưa gọi là "dẫn hỏa quy nguyên".

Mùa đông trẻ em rất dễ bị cảm lạnh. Ảnh minh họa.

Mùa đông trẻ em rất dễ bị cảm lạnh. Ảnh minh họa.

3. Nước trong cốc nóng lạnh chuyển động hỗn độn

Khí lạnh bên ngoài (hàn khí, tà khí), và khí nóng trong cơ thể (dương khí - chính khí) hỗn độn sẽ sinh cảm giác nóng lạnh thất thường, người mệt, buồn phiền bứt rứt khó chịu, nôn nao, không muốn ăn, ăn không ngon miệng, mồ hôi vã ra, miệng đắng, họng khô, hoa mắt chóng mặt, người… Thậm chí ngực sườn đau, sốt rét, vàng da… Đó là do không giải cảm kịp thời, hàn khí đã ngấm sâu vào trong cơ thể gây nên.

Cách chữa lúc này không phải là trừ đi hàn khí xâm nhập ngoài cơ thể, mà cần hòa giải chính khí - tà khí để điều hòa cơ thể.

Bị cảm lạnh cần chữa ngay để hàn khí không nhập sâu vào cơ thể gây nhiều bệnh khác. Ảnh minh họa.

Bị cảm lạnh cần chữa ngay để hàn khí không nhập sâu vào cơ thể gây nhiều bệnh khác. Ảnh minh họa.

Bài thuốc cổ phương "Tiểu sài hồ thang" chữa cảm lạnh

Thành phần:

- Sài hồ 12g

- Hoàng cầm 8g

- Nhân sâm 4g (hoặc Đảng sâm 12g)

- Bán hạ 12g

- Cam thảo Bắc (nướng thơm) 4g

- Bạch truật 16g

- Đại táo (táo Tàu ) 5 quả

Tổng hợp lại là 1 thang thuốc.

Cách dùng

Sắc nước uống lúc còn ấm, lúc đói bụng, ngày uống 3 lần.

Gừng nướng rất tốt để trị cảm lạnh.

Gừng nướng rất tốt để trị cảm lạnh.

Những thứ cần bỏ túi phòng khi cảm lạnh

Gừng nướng: Nướng sẵn một củ gừng cho vào túi. Khi thấy các triệu chứng cảm lạnh thì lấy ra nhấm nháp. 1/2 củ gừng nướng là đánh bay cảm lạnh.

Nếu có điều kiện thì uống nước đường - gừng tươi nóng. Hoặc dùng gừng tươi giã nhỏ, trộn với tóc rối, bọc vào miếng vải đánh cảm.

Dầu gió: Bỏ vào túi cao sao vàng, dầu khuynh diệp, phục linh... rất hữu hiệu trị cảm lạnh, cảm cúm, nhức đầu, sổ mũi… Nhưng các bác sĩ khuyên không nên dùng cho trẻ dưới 2 tuổi, phụ nữ có thai, đang cho con bú, người bị lở ngứa, ra mồ hôi, sốt cao, vừa ốm dậy, người suy nhược, táo bón, tăng huyết áp… và người bình thường cũng không nên lạm dụng vì sẽ gây giảm tác dụng.

Khi bị cảm lạnh kèm tiêu chảy nên xoa dầu làm ấm vùng bụng, vùng rốn, sau lưng (đối diện với bụng); Uống nước đường gừng, hoặc ăn gừng nướng. Nếu không cầm thì phải đi bệnh viện.

Phòng chống cảm lạnh:

- Không làm việc quá sức. Không lo nghĩ, buồn bực quá nhiều dẫn tới ăn uống kém, cơ thể suy mòn, khí dương suy giảm.

- Bồi dưỡng cơ thể đúng mức để tránh khí dương bị phân tán, suy yếu. Nên ăn đồ có tính ấm nóng để hỗ trợ dương khí trong cơ thể..

- Uống đủ nước. Bồi dưỡng cơ thể để nâng cao thể trạng, dương khí không bị suy yếu. Ăn nhiều vitamin có trong rau củ quả.

- Không ăn uống đồ lạnh. Không tắm nước lạnh, dùng quạt hay điều hòa quá nhiều khiến cơ thể bị khí lạnh tấn công.

- Đêm ngủ nhớ đắp chăn, hoặc mặc thêm quần áo, không cởi trần, phong phanh khi thời tiết lạnh… bởi lúc này dương khí lùi sâu vào trong cơ thể, khó chống đỡ với bên ngoài.

- Giữ ấm bụng để tránh bị lạnh bụng, gây đau bụng, tiêu chảy. Giữ ấm bàn chân – nơi rất nhạy cảm với lạnh và dễ ảnh hưởng đến hô hấp, tuần hoàn và suy giảm sức khỏe.

- Luôn giữ sức khỏe, năng vận động thể chất. Tập các bài thể dục dưỡng sinh điều hòa khí huyết như "Tiên thiên khí công", "Cánh bướm"… giúp cơ thể thông kinh mạch, dương khí phát tiết ra ngoài chống lại hàn tà xâm nhập. 

Nguồn: [Link nguồn]

Vã mồ hôi với những bát cháo thuốc ngon miệng, dễ làm trị cảm lạnh rất tốt

Những ngày này lạnh nhiều nên dễ nhiễm, khiến toàn thân đau mỏi, nhức đầu, chân lạnh, bị cảm lạnh do mùa đông nhiệt...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phúc Toàn Anh (Hội Đông y Hà Nội) ([Tên nguồn])
Cảm cúm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN