Bác sĩ Trương Hữu Khanh: Bình tĩnh khi con trẻ thành F0

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, khi cả nhà thành F0, con trẻ trở thành điều lo lắng của nhiều người. Thường khó tránh khỏi tình huống bọn trẻ cũng thành F0, vì chủng Delta lây rất dữ nhưng điều đó không phải chuyện gây lo lắng.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh (Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM)

Bác sĩ Trương Hữu Khanh (Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM)

Nên biết các nhân viên y tế đều đã tiêm chủng với thời gian 5-6 tháng trước. Chúng tôi không hề tiêm thêm mũi 3. Không có lý do gì để lăn tăn chuyện mũi tiêm "dặm" thêm lúc này.

Người ta chỉ tính tới chuyện đó ở một số trường hợp đặc biệt, cực hiếm gặp, là người có vấn đề suy giảm miễn dịch nghiêm trọng, có thể không đáp ứng với mũi tiêm tốt như người bình thường.

Đã thành F0 mà còn tiêm thì sao? Câu trả lời đơn giản: phí thuốc; vì cũng không có lợi hơn cho khả năng miễn dịch, cũng không gây hại gì cho sức khỏe. Chỉ cần tiêm ở người bị suy giảm miễn dịch nặng, test thử kháng thể thấy không bảo đảm. Còn người bình thường, cho dù cao tuổi, có bệnh nền thì khi là F0 xong kháng thể còn mạnh lắm.

Do vậy, người là F0 khỏi bệnh cũng cần được coi là người có "thẻ xanh", họ còn an toàn hơn "thẻ xanh" vì khả năng mắc bệnh lại hầu như không có trong ít nhất 6 tháng. Không nên "tước thẻ" sau 6 tháng vì thực ra hầu hết họ vẫn còn miễn dịch rất tốt. Có thể test lại, ai miễn dịch kém thì mới tiêm mũi "dặm".

Về người là F0 nhưng tự chữa ở nhà, do tình trạng quá tải trong thời gian vừa qua nên có F0 không gọi được y tế khi mới bệnh, chưa được xét nghiệm khi mới bệnh và sau khi khỏi bệnh. Có nhiều cách để xác định họ là F0 khỏi bệnh. Người chưa tiêm mà test kháng thể thấy, chắc chắn họ là F0 đã khỏi bệnh.

Ngay cả người tiêm ngừa 1 mũi rồi mà thành F0 cũng vẫn có thể nhận biết được qua xét nghiệm kháng thể. Thường có sự khác biệt về kháng thể trung hòa ở người có kháng thể do tiêm vắc-xin và người có kháng thể do đã từng là F0.

Ngành y tế cần lo cho người dân điều này trong thời gian tới, nên có tiêu chuẩn và có hội đồng chuyên môn để đánh giá, nếu không có thể người ta buộc phải chọn đi tiêm luôn mũi 2 để có thẻ xanh, như vậy chỉ phí thuốc.

Nguồn: [Link nguồn]

Bộ trưởng Y tế thông tin về việc tiêm vắc-xin cho trẻ từ 12-18 tuổi

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, sắp tới khi vắc-xin về nhiều Bộ Y tế sẽ có hướng dẫn cụ thể về việc...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Bác sĩ Trương Hữu Khanh (Bệnh viện Nhi Đồng 1- TP HCM) ([Tên nguồn])
Vắc-xin COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN