7 việc phải làm nếu bạn bị phơi nhiễm HIV

Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS hướng dẫn các bước người dân cần làm khi bị phơi nhiễm HIV.

Thông tin nhiều người tại xã Đức Thượng (Tân Sơn, Phú Thọ) phải xét nghiệm HIV vì nghi bị lây nhiễm do bác sĩ dùng chung kim tiêm khiến nhiều người hoang mang lo lắng và thắc mắc, mình phải làm gì nếu bị phơi nhiễm HIV.

TS.BS Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế cho biết, phơi nhiễm với HIV được xác định là khi tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc các dịch cơ thể của người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm HIV dẫn đến nguy cơ lây nhiễm HIV.

7 việc phải làm nếu bạn bị phơi nhiễm HIV - 1

Hiện nay Bộ Y tế chia ra 2 loại phơi nhiễm HIV: một là phơi nhiễm trong môi trường nghề nghiệp tức là phơi nhiễm HIV trong quá trình tác nghiệp mà cụ thể như cán bộ y tế bị kim tiêm hay kim khâu có dính máu của người nhiễm HIV đâm vào hay công an trấn áp tội phạm; hai là phơi nhiễm ngoài môi trường nghề nghiệp tức là bị phơi nhiễm HIV không do nghề nghiệp như: quan hệ tình dục do không sử dụng bao cao su hoặc bao cao su bị vỡ, rách hoặc bị cưỡng dâm; sử dụng chung bơm kim tiêm đối với người nghiện chích ma tuý…Thực ra, về bản chất, cả hai loại đều là có tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc các dịch cơ thể của người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm HIV dẫn đến nguy cơ lây nhiễm. Tuy nhiên, sở dĩ phải phân chia ra 2 loại là để phục vụ cho việc thực hiện các chính sách xã hội.

Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS cũng hướng dẫn các bước cần làm khi một người bị phơi nhiễm HIV:

Bước 1: Rửa vết thương bằng xà phòng và nước sạch sau đó sát trùng bằng Javel, cồn 70 độ trong 5 phút.

Nếu bị bắn vào mắt mũi thì rửa bằng nước cất hoặc nước muối NaCl 0,9% liên tục trong 5 phút.

Nếu bị bắn vào miệng thì súc bằng dung dịch Nacl 0,9% nhiều lần.

Bước 2: Đi khám ngay.

Bước 3: Uống thuốc kháng virus HIV càng sớm càng tốt, từ 2-6 giờ và trước 72 giờ sau khi bị phơi nhiễm.

Bước 4: Xét nghiệm.

Bước 5: Uống thuốc có tác dụng phụ (sốt phát ban, buồn nôn…) cũng không được ngưng thuốc.

Bước 6: Ngừa lây nhiễm. Dù xét nghiệm cho kết quả âm tính vẫn cần phải dự phòng lây nhiễm bằng cách quan hệ tình dục an toàn, tiêm chích an toàn...

Bước 7: Xét nghiệm lại, nếu kết quả là âm tính với HIV thì vẫn phải kiểm tra lại sau 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng.

Những sinh hoạt thường ngày nào khiến bạn đối mặt với nguy cơ lây nhiễm HIV

BS Nguyễn Trung Cấp, Trưởng Khoa Cấp cứu, BV Nhiệt đới Trung ương chỉ ra những nguy cơ có thể lây nhiễm HIV từ sinh hoạt...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Nhiều người nghi bị nhiễm HIV ở Phú Thọ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN