4 bí quyết sống thọ cực dễ thực hiện của vị bác sĩ Nhật Bản nổi tiếng

Sự kiện: Sống khỏe

Những phương pháp sống thọ của ông rất đơn giản, dễ dàng học theo.

Shigeaki Hinohara là một vị bác sĩ rất nổi tiếng, được xem là huyền thoại ở Nhật Bản. Năm 2017, ông qua đời, hưởng thọ 105 tuổi.

Cả đời ông hoạt động trong ngành y, cho tới lúc hơn 100 tuổi ông vẫn miệt mài đi diễn thuyết khắp nước, vẫn khám bệnh cho tới lúc qua đời. Rất nhiều người tò mò muốn biết làm thế nào để ông có thể duy trì sức khỏe và niềm đam mê cuộc sống như vậy?

4 bí quyết sống thọ cực dễ thực hiện của vị bác sĩ Nhật Bản nổi tiếng - 1

Shigeaki Hinohara được còn được mệnh danh là “cha đẻ của y học dự phòng hiện đại Nhật Bản”, từng là bác sĩ của hoàng gia Nhật. Ông xuất bản hơn 130 cuốn sách nói về sức khỏe, trong đó có cuốn “Lối sống thông minh” bán chạy nhất với doanh số 1,2 triệu cuốn được bán ra.

Trong những ngày cuối đời, ông vẫn có thể đứng suốt 1 tiếng đồng hộ để đọc diễn văn to, rõ ràng.

Tuy nhiên, ít ai biết được rằng, Shigeaki Hinohara khi còn nhỏ từng bị viêm thận lúc học tiểu học. Thậm chí ông từng phải nghỉ học 1 năm vì mắc bệnh lao nặng và viêm màng phổi.

“Dựa trên kinh nghiệm của bản thân, tôi sẽ trở thành một bác sĩ có thể hiểu rõ cảm giác của bệnh nhân mình”, Shigeaki Hinohara từng nói.

4 bí quyết sống thọ cực dễ thực hiện của vị bác sĩ Nhật Bản nổi tiếng - 2

Không chỉ có niềm đam mê với y học, ông còn là một người rất yêu nghệ thuật và biết tận hưởng cuộc sống. Ngoài niềm yêu thích thơ Haiku, ông còn học hội họa, sáng tác nhạc khi ở tuổi 90. Ông vẫn còn niềm thích thú và đủ can đảm để thử sức ở nhiều lĩnh vực khác nhau.

Chia sẻ về bí quyết sức khỏe của mình, Shigeaki Hinohara cho biết mọi thứ gói gọn trong việc ăn ít, vận động nhiều, ít lo lắng.

Ông tin rằng, mặc dù có mối tương quan nhất định giữa sức khỏe và di truyền, thể chất, các yếu tố bẩm sinh khác nhưng sau 45 tuổi, các yếu tố cá nhân bao gồm chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, công việc, môi trường sống, xã hội… có ý nghĩa hơn. Do đó, việc hình thành thói quen lành mạnh từ sớm sẽ giúp ích rất nhiều trong việc duy trì sức khỏe.

Dưới đây là một số thói quen Shigeaki Hinohara rất quan tâm và luôn duy trì trong cuộc sống hằng ngày của mình.

1. Thở bằng bụng

“Để sống lâu và khỏe mạnh, điều quan trọng là giữ cho hệ hô hấp được hoạt động trơn tru. Nó cũng giúp giảm nguy cơ viêm phổi do vô tình nuốt phải dị vật hoặc nhiễm trùng", ông nói.

Ông tin rằng, tập thở là một cách tốt để tăng cường sức khỏe chức năng phổi. Ví dụ, thở bằng bụng sử dụng sức mạnh của huyệt đan điền ở bụng, ngồi thiền và yoga đều là những bài tập phù hợp.

4 bí quyết sống thọ cực dễ thực hiện của vị bác sĩ Nhật Bản nổi tiếng - 3

Ông khuyên rằng: “Khi bước lên bậc thứ 3 liên tiếp, hãy thở ra 3 lần, sau đó hít 1 hơi thật sâu. Việc lặp đi lặp lại các bước như vậy khi leo cầu thang rất có ích cho việc tăng cường chức năng tim phổi”.

Thông thường, ông không đi thang máy, sử dụng cơ bắp của mình một cách có ý thức khi đi bộ để vận động.

2. Kiểm soát lượng calo nạp vào cơ thể, duy trì vòng eo tuổi 30

Dù rất bận rộn nhưng Shigeaki Hinohara vẫn kiểm soát tổng lượng calo nạp vào trong một ngày vào khoảng 1300-1400 calo. 

"Tôi không có thời gian để đến phòng tập thể dục. Tôi thường ngồi yên đi diễn thuyết hoặc lúc khám bệnh nên lượng calo chừng này là đủ”, ông nói.

Nhờ vậy, ông luôn giữ được cân nặng (62-63 kg) và vòng eo chuẩn ở tuổi 30. 

So với trọng lượng cơ thể, vòng eo là chỉ số dễ dàng hơn để đánh giá bạn có thừa cân hay không. Nếu vòng eo vượt quá 85 cm đối với nam và 90 cm đối với nữ, bạn nên chú ý đến nguy cơ cao 3 cao (huyết áp, mỡ máu, đường huyết) và bệnh tim mạch.

Ông gợi ý rằng, nếu muốn giảm vòng eo, bạn có thể bắt đầu bằng việc điều chỉnh lượng thức ăn nạp vào hợp lý và tăng cường vận động: “Nếu không thể giảm vòng eo thì hãy giảm 10% lượng thức ăn nạp vào”.

4 bí quyết sống thọ cực dễ thực hiện của vị bác sĩ Nhật Bản nổi tiếng - 4

3. Cung cấp đủ đạm cho cơ thể

Để có một chế độ dinh dưỡng cân bằng, ông thường uống một ly nước ép rau củ với một lượng nhỏ dầu ô liu vào buổi sáng, hoặc sữa có chứa lecithin đậu nành dạng bột, buổi trưa ăn một ít bánh quy và đồ ăn nhẹ, bữa tối ăn nửa bát cơm với nhiều rau, thịt bò hoặc cá.

4 bí quyết sống thọ cực dễ thực hiện của vị bác sĩ Nhật Bản nổi tiếng - 5

Lecithin giúp sửa chữa tế bào và mô thần kinh, đồng thời là chất chống lão hóa tốt. Mặc dù bên cạnh đậu nành, lòng đỏ trứng cũng có chứa lecithin, nhưng bởi vì lòng đỏ trứng có nhiều cholesterol nên đậu nành đối với những người mắc bệnh mãn tính sẽ là nguồn bổ sung lý tưởng.

Dầu ô liu rất giàu axit béo không no và chất chống oxy hóa, giúp loại bỏ các gốc tự do gây hại trong cơ thể.

4. Suy nghĩ tích cực, ít lo lắng

Từ cân nặng, kiểm soát chế độ ăn uống, đến tư thế đi đứng, ngồi, nằm… những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống hằng ngày này thực chất lại có tác động rất lớn đến sức khỏe. 

Nếu bạn có thể biến những điều này thành một thói quen, theo thời gian sẽ không cảm thấy khó khăn hay cần kiên nhẫn.

Nhưng Shigeaki Hinohara cũng tin rằng, ngay cả khi bạn cần dùng thuốc huyết áp và các loại thuốc điều trị bệnh mãn tính khác để duy trì sức khỏe, điều quan trọng là có thể duy trì tâm trạng vui vẻ, ít lo lắng.

Ông khuyến khích mọi người đi khám sức khỏe định kỳ, phòng ngừa các bệnh mãn tính như tiểu đường, cao huyết áp, đồng thời cho rằng người cao tuổi không nên chỉ ở nhà ngồi không, có thể tham gia vào các hoạt động giúp ích cho người khác.

Trung bình Shigeaki Hinohara làm việc hơn 16 giờ mỗi ngày trong nhiều năm và thường chỉ ngủ 5-6 tiếng/ ngày.

Hinohara Shigeaki cho biết, ở độ tuổi này, tất nhiên cơ thể sẽ cảm thấy mệt mỏi, nhưng ông luôn cảm thấy tràn đầy năng lượng khi thức dậy: "Có được điều này là bởi vẫn còn rất nhiều việc và nhiệm vụ mà đang chờ tôi hoàn thành".

Ông tin rằng: "100 tuổi không phải là hết mà là một bước ngoặt quan trọng". Dù ở tuổi 100, công việc hay lịch trình của của ông đều được lên lịch trước từ 2-3 ngày, liệt kê những việc cần làm vào sổ ghi chép hằng ngày.

Nguồn: [Link nguồn]

8 tật xấu bào mòn tuổi thọ từng ngày, bỏ 1 điều sống thọ thêm 1 năm

Những thói quen xấu là nguyên nhân chính dẫn tới nhiều căn bệnh xuất hiện, từ đó khiến cho tuổi thọ của nhiều người giảm đi đáng kể.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo NHẬT DƯƠNG (Theo Fiftyplus) ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN