3 món "2 đen 1 trắng" mẹ bầu không nên động vào khi mang thai, kẻo con chậm phát triển

Sự kiện: Mang thai

Đây đều là những món ăn ưa thích của hầu hết các mẹ bầu, nhưng nó lại hoàn toàn không tốt cho sức khỏe của các mẹ, đồng thời còn hạn chế sự phát triển của em bé.

Khi mang thai, người mẹ sẽ phải ăn uống đầy đủ các loại thực phẩm để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho con phát triển. Thế nhưng, trên thực tế có một bộ phận mẹ bầu vì nghén ngẩm mà chán ăn, hoặc chỉ thèm ăn một vài món đặc trưng nên bỏ qua một loạt các thực phẩm khác dẫn đến tình trạng bị thiếu sắt, thiếu máu, thai nhi chậm phát triển…

27 tuổi, Mỹ Mỹ đã kết hôn được hơn 1 năm rưỡi. Trong thời gian này, bố mẹ chồng cô nhiều lần giục con dâu sinh cháu. Thấy thu nhập hai vợ chồng cũng tương đối khá, công việc lại ổn định, cộng thêm chuyện ông bà nội còn trẻ khỏe có thể chăm cháu giúp con nên cô đã bàn với chồng “thả” xem sao. Kết quả là 3 tháng sau, Mỹ Mỹ chính thức có thai.

Cũng giống như các mẹ bầu khác, Mỹ Mỹ bị nghén nặng đến mức hầu như không ăn được gì. Mẹ chồng nấu rất nhiều món ăn ngon, bổ cho con dâu nhưng cô lại chỉ ăn được rất ít. Ngay cả khi chồng đưa đến những nhà hàng sang trọng cũng chẳng khiến mẹ bầu này cảm thấy bớt mệt mà ăn được nhiều hơn.

Mỹ Mỹ bị nghén nặng đến mức không ăn được gì sau khi mang thai (Ảnh minh họa)

Mỹ Mỹ bị nghén nặng đến mức không ăn được gì sau khi mang thai (Ảnh minh họa)

Thương vợ xót con, chồng của Mỹ Mỹ thường xuyên chuẩn bị cho vợ một túi ăn vặt mang theo đi làm, trong đó có nhiều bánh kẹo sô cô la – món ăn yêu thích nhất của Mỹ Mỹ. Sau đó, mẹ bầu này còn nhận ra rằng trà sữa là thức uống giúp cô xoa dịu mọi cảm xúc tiêu cực. Vậy là cứ mỗi khi cảm thấy không vui hay khó chịu, Mỹ Mỹ lại ăn vài thỏi sô cô la và uống một ly trà sữa.

Đến tháng thứ 5 của thai kỳ, Mỹ Mỹ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, hay bị chóng mặt, ù tai, đi đứng không vững, tay chân lạnh, mắt thâm quầng... Lo lắng con bị ảnh hưởng nên cô đã nhờ chồng đưa đi khám thai tại Bệnh viện Phụ sản Trực thuộc Trường Đại học Y khoa Chiết Giang (Trung Quốc). Tại đây, bác sĩ thông báo nồng độ hemoglobin - phân tử protein trong các tế bào hồng cầu mang oxy từ phổi đến các mô của cơ thể và trả carbon dioxide (CO2) từ các mô trở lại phổi và định lượng protein dự trữ sắt – Ferritin trong cơ thể của Mỹ Mỹ rất thấp. Sản phụ đang ở trong tình trạng thiếu máu thiếu sắt mức độ trung bình.

Chưa hết, bác sĩ còn cho biết thêm thai nhi đang trong tình trạng thiếu oxy nhưng là mới chỉ ở mức độ nhẹ nên vẫn có thể cứu chữa kịp. Nếu Mỹ Mỹ còn chần chừ thêm một thời gian nữa thì chắc chắn sẽ không thể giữ con ở lại được vì em bé sẽ bị ngạt thở vì thiếu oxy.

Mang bầu ở tháng thứ 5, Mỹ Mỹ thường xuyên bị mệt mỏi, chóng mặt, đi đứng không vững. Bác sĩ thông báo cô bị thiếu máu thiếu sắt thể trung bình (Ảnh minh họa).

Mang bầu ở tháng thứ 5, Mỹ Mỹ thường xuyên bị mệt mỏi, chóng mặt, đi đứng không vững. Bác sĩ thông báo cô bị thiếu máu thiếu sắt thể trung bình (Ảnh minh họa).

Nhìn vẻ mặt nghiêm túc của bác sĩ, Mỹ Mỹ biết rằng họ không hề nói kiểu dọa cho cô sợ. Tuy nhiên, mẹ bầu này vẫn thắc mắc: “Làm sao mà em bé lại bị thiếu oxy ạ? Tôi không hề bị khó thở”. Bác sĩ liền giải thích rằng thai nhi dựa vào oxy có sẵn trong cơ thể mẹ để thở chứ không giống như chúng ta hít thở trực tiếp từ môi trường không khí bên ngoài. Trong khi đó, sắt là nguyên tố tạo máu, và máu tham gia vào quá trình chuyển oxy từ cơ thể mẹ đến cho em bé. Nếu cơ thể mẹ bầu có ít sắt và không được bổ sung kịp thời sẽ khiến nguyên tố này bị thiếu hụt, từ đó không tạo ra máu và không thể truyền oxy đến thai nhi. Vì vậy, đương nhiên em bé sẽ bị thiếu oxy mà ngạt thở.

Sau đó, bác sĩ hỏi thêm về chế độ ăn uống của Mỹ Mỹ. Nghe cô kể bản thân mỗi bữa ăn rất ít, chỉ thích ăn socola và uống trà sữa thì bác sĩ chỉ đành lắc đầu chán ngán vì sự thiếu hiểu biết của bệnh nhân. Theo bác sĩ, khi mang thai, các mẹ bầu cần tránh xa 3 loại thực phẩm “2 đen 1 trắng” sau đây:

2 loại thực phẩm "đen" là cà phê và socola: Đây là 2 loại thực phẩm có chứa polyphenol. Mặc dù polyphenol rất tốt cho sức khỏe bởi đây là chất chống oxy hóa có tác dụng bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do gốc tự do, giúp ổn định huyết áp, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim mạch… nhưng nó lại phản ứng với sắt và cản trở cơ thể hấp thụ sắt.

Nếu mẹ bầu ăn nhiều socola và uống nhiều cà phê trong khi quá trình mang thai sẽ khiến có thể bị thiếu máu do thiếu sắt.

Trong trà sữa, cà phê, sô cô la đều có chứa polyphenol - một hoạt chất ngăn cản cơ thể hấp thụ sắt, từ đó khiến mẹ bầu bị thiếu sắt thiếu máu (Ảnh minh họa)

Trong trà sữa, cà phê, sô cô la đều có chứa polyphenol - một hoạt chất ngăn cản cơ thể hấp thụ sắt, từ đó khiến mẹ bầu bị thiếu sắt thiếu máu (Ảnh minh họa)

1 loại thực phẩm "trắng" là trà sữa: Trong trà sữa có chứa axit tannic - một dạng của hợp chất tanin – polyphenol tự nhiên được tìm thấy trong thực vật. Thế nên, cũng giống như cà phê và socola, khi mẹ bầu uống trà sữa nhiều sẽ khiến cơ thể phản ứng với sắt khiến cơ thể bị thiếu máu. Từ đó không có đủ lượng máu và oxy để cung cấp cho thai nhi.

Do đó, để thai nhi phát triển tốt và không bị thiếu oxy, thiếu máu, các mẹ bầu cần ăn nhiều thực phẩm có chứa sắt hàng ngày như thịt bò, gan lợn, rau mồng tơi, bí đỏ,… Đồng thời, các mẹ cũng có thể uống thêm thuốc sắt bổ sung theo sự chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, để cơ thể hấp thụ sắt tốt nhất, bạn nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, bổ sung thêm vitamin C như cam, quýt, ổi,…

Nguồn: [Link nguồn]

Cả hai vợ chồng vừa khỏi COVID-19, khi nào mới nên mang thai?

Theo bác sĩ, việc lên kế hoạch sinh con sau khi mắc COVID-19 sẽ tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thùy Dương ([Tên nguồn])
Mang thai Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN