Xưởng gói bánh chưng ở Hà Nội cho ra lò hơn 1 tấn bánh mỗi ngày phục vụ Tết Nguyên Đán

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Những ngày cận Tết Nguyên Đán, nhiều gia đình gói bánh chưng truyền thống ở làng Bạc (Tây Hồ, Hà Nội) bắt đầu bước vào thời kỳ cao điểm. Để có được những mẻ bánh ngon, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ lớn của thị trường, các xưởng làm bánh phải thức xuyên đêm để hoàn thành số lượng lên tới vài nghìn chiếc mỗi ngày.

Làng Bạc (Phú Thượng, Tây Hồ) là môt trong những làng gói bánh chưng nổi tiếng Hà Nội. Cùng với các làng nghề khác như Đông Anh, Tranh Khúc (Thanh Trì)… đây là nơi cung cấp số lượng lớn bánh chưng cho thị trường Hà Nội và một số tỉnh thành lân cận.

Thông thường, người dân làng Bạc bắt đầu gói bánh chưng từ 20 tháng Chạp kéo dài đến chiều ngày 30 Tết. Trong đó, 2 đợt cao điểm nhất là 21 – 23 tháng Chạp và từ 27 – 30 Tết.

Thông thường, người dân làng Bạc bắt đầu gói bánh chưng từ 20 tháng Chạp kéo dài đến chiều ngày 30 Tết. Trong đó, 2 đợt cao điểm nhất là 21 – 23 tháng Chạp và từ 27 – 30 Tết.

Hoạt động gói bánh chưng của một xưởng bánh chia thành nhiều khâu khác nhau. Để đảm bảo năng suất mà không ảnh hưởng đến chất lượng bánh, người ta chia nhân công phụ tránh từng công đoạn chuyên môn hóa.

Hoạt động gói bánh chưng của một xưởng bánh chia thành nhiều khâu khác nhau. Để đảm bảo năng suất mà không ảnh hưởng đến chất lượng bánh, người ta chia nhân công phụ tránh từng công đoạn chuyên môn hóa.

Người cọ lá, cắt lá, người gói chính, người bọc bánh, buộc lạt và xếp bánh vào nồi… Tất cả tạo ra không khí tấp nập náo nhiệt trong một xưởng bánh nhỏ.

Người cọ lá, cắt lá, người gói chính, người bọc bánh, buộc lạt và xếp bánh vào nồi… Tất cả tạo ra không khí tấp nập náo nhiệt trong một xưởng bánh nhỏ.

Trung bình một xưởng gói bánh chưng thường phải thuê từ 10 – 15 nhân công để gói khoảng 1 tấn bánh mỗi ngày.

Trung bình một xưởng gói bánh chưng thường phải thuê từ 10 – 15 nhân công để gói khoảng 1 tấn bánh mỗi ngày.

Thời gian làm bắt đầu từ 4 giờ sáng đến 10 giờ đêm, trong đó những ngày cao điểm người dân phải thức xuyên đêm để trông nồi bánh.

Thời gian làm bắt đầu từ 4 giờ sáng đến 10 giờ đêm, trong đó những ngày cao điểm người dân phải thức xuyên đêm để trông nồi bánh.

Để tạo ra một chiếc bánh chưng ngon, tất cả các khâu đều phải đươc thực hiện đúng quy trình. Gạo nếp được ngâm từ 10 – 12 tiếng rồi vò bằng nước sạch, đợi ráo nước đem xóc với ít muối trắng để thêm vị đậm đà.

Để tạo ra một chiếc bánh chưng ngon, tất cả các khâu đều phải đươc thực hiện đúng quy trình. Gạo nếp được ngâm từ 10 – 12 tiếng rồi vò bằng nước sạch, đợi ráo nước đem xóc với ít muối trắng để thêm vị đậm đà.

Thành phần không thể thiếu trong nhân bánh chưng là thịt lợn, thường người gói chỉ dùng thịt ba chỉ để nhân bánh không bị khô.

Thành phần không thể thiếu trong nhân bánh chưng là thịt lợn, thường người gói chỉ dùng thịt ba chỉ để nhân bánh không bị khô.

Với kinh nghiệm nhiều năm, cô Tý – người gói chính trong một xưởng bánh ở làng Bạc luôn gói bánh thủ công, không cần khuôn nhưng lại khiến nhiều người trầm trồ về tốc độ cũng như về độ vuông vắn, đều đặn của bánh.

Với kinh nghiệm nhiều năm, cô Tý – người gói chính trong một xưởng bánh ở làng Bạc luôn gói bánh thủ công, không cần khuôn nhưng lại khiến nhiều người trầm trồ về tốc độ cũng như về độ vuông vắn, đều đặn của bánh.

Trung bình mỗi ngày một xưởng ở làng Bạc gói được từ 1000 – 2000 bánh. Bánh sau khi gói mang đi luộc 8 – 10 tiếng, luôn phải có người túc trực kiểm tra mức nước và đô đều của lửa.

Trung bình mỗi ngày một xưởng ở làng Bạc gói được từ 1000 – 2000 bánh. Bánh sau khi gói mang đi luộc 8 – 10 tiếng, luôn phải có người túc trực kiểm tra mức nước và đô đều của lửa.

Bánh chưng làng Bạc không chỉ cung cấp cho thị trường Hà Nội mà còn đi tới nhiều tỉnh thành lân cận như Phú Thọ, Hưng Yên, Bắc Ninh… một số còn được mang ra nước ngoài.

Bánh chưng làng Bạc không chỉ cung cấp cho thị trường Hà Nội mà còn đi tới nhiều tỉnh thành lân cận như Phú Thọ, Hưng Yên, Bắc Ninh… một số còn được mang ra nước ngoài.

Năm nay, giá nguyên liệu có nhiều thay đổi đặc biệt là giá thịt lợn những mức giá trung bình của một chiếc bánh chưng làng Bạc vẫn dao động từ 35.000đ – 50.000đ/chiếc.

Năm nay, giá nguyên liệu có nhiều thay đổi đặc biệt là giá thịt lợn những mức giá trung bình của một chiếc bánh chưng làng Bạc vẫn dao động từ 35.000đ – 50.000đ/chiếc.

Nguồn: [Link nguồn]

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Châu Dương ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN