Tiểu thương Nhật Tân bán tháo đào quất “chạy” Tết, “chạy” Covid-19

Hoạt động kinh doanh vừa bình ổn thì dịch Covid-19 bất ngờ trở lại khiến nhiều tiểu thương và cả nông dân trồng đào ở Nhật Tân (Tây Hồ, Hà Nội) rơi vào cảnh “đứng ngồi không yên”. Nhiều người không chờ đợi đã tìm cách bán tháo đào quất với hy vọng bù đủ vốn cho vụ cây năm nay.

Khoảng 2 tuần trước Tết Nguyên Đán là thời điểm thị trường đào, quất, cây cảnh chơi Tết nhộn nhịp nhất. Nhiều tiểu thương, người trồng đào, bán đào ở Hà Nội làm cả năm chỉ trông chờ vào vụ Tết này để kiếm thêm thu nhập.

Trước ngày 29/1, hoạt động mua bán cây cảnh đặc biệt là đào, quất tại Hà Nội vẫn diễn ra nhộn nhịp, nhiều nhà vườn ngay từ đầu vụ đã nhận đơn đặt của khách đến 80% số cây tại vườn. Tuy nhiên, chỉ tới chiều tối 29/1 đến thời điểm hiện tại, khi dịch Covid-19 bất ngờ bùng phát trở lại, dân trồng đào, bán đào đã rơi vào cảnh “đứng ngồi không yên”.

Nhiều đơn hàng đặt trước cả tháng trời để giữ chỗ nhưng đến gần ngày trả khách thì bùng dịch.

Nhiều đơn hàng đặt trước cả tháng trời để giữ chỗ nhưng đến gần ngày trả khách thì bùng dịch.

Theo ghi nhận của phóng viên, trên đường Lạc Long Quân (Tây Hồ - Hà Nội) - nơi tập trung số lượng lớn cây cảnh chơi tết cung cấp cho thị trường Hà Nội và một số tỉnh thành lân cận, các tiểu thương ngán ngẩm ngồi nhìn số cây chưa tiêu thụ trong 3 ngày trở lại đây.

Trước khi dịch bùng phát, anh Nguyễn Dũng (35 tuổi) bán được khoảng 15 cành đào mỗi ngày trong đó có những gốc đào giá trị cao. Trong khi đến thời điểm hiện tại số lượng tiêu thụ giảm xuống chỉ còn khoảng 10 cành/ngày dù mỗi ngày lại gần Tết hơn. Anh Dũng cho biết, khoảng 3 ngày nữa nếu tình hình vẫn tiếp tục như thế này, anh sẽ phải bán hạ giá sớm hơn dự kiến để tiêu thụ hết số đào đã nhập về.

Nông dân đào Nhật Tân bán tháo số đào còn lại trong vườn với hy vọng hồi vốn.

Nông dân đào Nhật Tân bán tháo số đào còn lại trong vườn với hy vọng hồi vốn.

Lo lắng nhất là những tiểu thương bán đào dọc phố Lạc Long Quân, Hà Nội.

Lo lắng nhất là những tiểu thương bán đào dọc phố Lạc Long Quân, Hà Nội.

Tại vườn đào Nhật Tân, chủ vườn cũng lo lắng không kém. Dù trước dịch đào trong vườn đã được đặt mua và thuê đến 80% nhưng đã có nhiều đơn hàng bị hủy, hoặc thương lượng giảm giá. Theo anh Tân, chủ một vườn đào thế ở Nhật Tân, các gốc đào nhà anh đa số là đào thế, đào cổ nên giá thường dao động từ 5 triệu – 50 triệu/gốc. Dịch trở lại khiến tâm lý người tiêu dùng không còn sẵn sàng chi trả một số tiền lớn để mua cây chơi Tết.

Gần 10% báo hủy đơn, chấp nhận mất cọc, một số muốn giảm giá và một số còn lại vừa chưa tiêu thụ được. Anh Tân buộc phải áp dụng nhiều phương pháp hỗ trợ khách hàng như: Miễn phí vận chuyển cho phần lớn khách, kể cả khách ở Hà Nội do dịch hạn chế đi lại, tiếp xúc gần; chương trình giảm giá sớm hơn mọi năm với các gốc đào thường…

“Thời điểm này tìm cách hỗ trợ khách hàng cũng là hỗ trợ chính mình. Doanh thu có thể không đạt như kỳ vọng nhưng ít nhất cũng không để rơi vào cảnh mất trắng", anh Tân chia sẻ.

Phần lớn nông dân trồng đào, đặc biệt là những người đã nhập đào về bán trên các tuyến phố lớn ở Hà Nội đều trông chờ vào vụ Tết để phục hồi doanh thu sau thời gian lay lắt vì những đợt bùng dịch trong năm 2020. Tuy nhiên đến thời điểm này, hy vọng duy nhất của họ là bán được hết số cây, hoa đã đến mua thu hoạch. Lãi có thể ít hoặc chỉ đủ tiền vốn những không cần phải kêu gọi cộng đồng “giải cứu”.

Nguồn: [Link nguồn]

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Châu Dương ([Tên nguồn])
Tác động của dịch Covid-19 đến kinh tế Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN