Tháng 9 đến, người dân Tú Lệ tất bật “bội thu” với đặc sản Tây Bắc

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Vào những ngày cuối tháng 9, đầu tháng 10, lúa bắt đầu chín vàng trên những thửa ruộng bậc thang nơi đây. Trong thôn bản, thanh âm tiếng chày cối nhịp nhàng, người dân tất bật chuẩn bị cho ra lò những mẻ cốm Tú Lệ nức tiếng gần xa.

Xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái nổi tiếng với giống lúa nếp tan đặc trưng. Nếu ai đến đây vào những ngày cuối tháng 9 và đầu tháng 10 hàng năm sẽ may mắn được thưởng thức những hạt cốm dẻo ngọt nổi tiếng của địa phương. Cốm ở đây không dẻo như cốm Hà Nội nhưng lại có cái vị riêng của núi rừng Tây Bắc.

Người dân phải làm rất nhiều công đoạn để cho ra những hạt cốm dẻo, thơm 

Người dân phải làm rất nhiều công đoạn để cho ra những hạt cốm dẻo, thơm 

Điều dễ nhận thấy khi đi qua xã Tú Lệ vào mùa cốm là hầu như trước cửa mỗi gia đình đều có một không gian riêng để dùng cho việc làm cốm. Tuy nhiên để cho ra được hạt cốm dẻo thơm thì người dân phải trải qua rất nhiều công đoạn chế biến.

Hầu hết các gia đình ở xã Tú Lệ đều làm cốm, nhưng nổi tiếng nhất là ở bản Nà Lóng, cách thị trấn Mù Cang Chải khoảng 60 km.

Chị Thao, người thôn Nà Lóng, xã Tú Lệ cho biết, cốm được làm từ lúa non, nên trong năm chỉ có mùa thu – trong khoảng tháng 9, tháng 10 – là người dân Tú Lệ mới được làm cốm.

Theo chị Thao, đây cũng là thời điểm rộn ràng nhất của khắp các thôn bản, khi mà nhà nào cũng nô nức làm những mẻ cốm thơm ngon. Từ người già, thanh niên đến trẻ nhỏ, ai nấy đều háo hức cho một mùa cốm mới.

Rang lúa trên chảo gang - người Thái vẫn làm cốm theo cách truyền thống

Rang lúa trên chảo gang - người Thái vẫn làm cốm theo cách truyền thống

Người Thái ở Yên Bái vẫn làm cốm theo cách truyền thống. Lúa được gặt vào sáng sớm, sau đó đem về ngâm trong nước lạnh để loại bỏ những hạt lép. Lúa làm cốm phải đang trong thời kỳ uốn câu, đầu hạt vẫn còn chút sữa, vỏ hơi lam vàng và hạt gạo chưa chín hết. 

Lúa gặt về phải chế biến ngay trong ngày. Sau khi loại bỏ hạt lép, lúa được đem rang trong chảo lớn. Lửa phải được duy trì đều trong khoảng 30 phút đến khi nứt hạt và dậy mùi thơm.

Lúa rang chờ nguội được giã trong cối đá. Khi trấu đã nứt vỏ khỏi lúa, cốm sẽ được múc ra khỏi cối để sảy vỏ. Công đoạn này được lặp đi lặp lại cho đến khi hạt cốm dẹt đều, tròn và không còn vỏ trấu.

Lúa rang chờ nguội được giã trong cối đá. Khi trấu đã nứt vỏ khỏi lúa, cốm sẽ được múc ra khỏi cối để sảy vỏ. Công đoạn này được lặp đi lặp lại cho đến khi hạt cốm dẹt đều, tròn và không còn vỏ trấu.

Tất cả các công đoạn làm cốm Tú Lệ đều được thực hiện thủ công

Tất cả các công đoạn làm cốm Tú Lệ đều được thực hiện thủ công

Tất cả các công đoạn làm cốm Tú Lệ đều được thực hiện thủ công. Trung bình một ngày, gia đình 3 người ở bản Nà Lóng sẽ làm được khoảng 20 - 30kg cốm.

Trước đây, cốm nếp Tú Lệ được người dân làm để thờ cúng ông bà tổ tiên, hoặc là để ăn trong gia đình, làm quà biếu tặng. Nhưng hiện nay, với vị dẻo thơm mà cốm nếp Tú Lệ có nó đã vượt ra khỏi phạm vi bản làng và được du khách gần xa yêu thích.

Tại Hà Nội, cốm Tú Lệ được rao bán với giá 160.000-170.000 đồng/kg

Tại Hà Nội, cốm Tú Lệ được rao bán với giá 160.000-170.000 đồng/kg

Ngày nay, cốm Tú Lệ trở thành đặc sản, sau khi ra lò cốm được bán với giá khoảng 12.000 đồng/lạng, đóng gói theo đơn đặt hàng cho du khách gần xa.

Tại Hà Nội, cốm Tú Lệ được rao bán với giá 160.000-170.000 đồng/kg. Ai muốn ăn, thường phải đặt trước.

Cốm nếp Tú Lệ nổi tiếng nhưng mỗi mùa cũng chỉ kéo dài được khoảng 2 tháng.

Người dân xã Tú Lệ thu hoạch lúa nếp

Người dân xã Tú Lệ thu hoạch lúa nếp

Ông Lò Văn Thức, Chủ tịch UBND xã Tú Lệ cho biết, hiện toàn xã có khoảng 80 ha đất ruộng canh tác lúa nếp Tú Lệ mà bà con nông dân nơi đây hay gọi là nếp Tan. Do được trồng trên những cánh đồng màu mỡ, nếp Tú Lệ có nhiều đặc tính quý là cơm ngon, dẻo lâu, vị đậm, ngậy, đặc biệt cốm nếp có hương thơm ngào ngạt mang đặc trưng riêng.

Cốm Tú Lệ thường được ăn cùng với chuối chín trứng cuốc, trái hồng đỏ chín cây hoặc cũng có thể dùng để nấu cháo vịt, xôi nếp, chè và nêm vào các món như: nem rám, tôm rán, thịt chiên. Chính vì hương vị đặc biệt thơm ngon như vậy, nên lâu nay cốm Tú Lệ đã trở thành đặc sản có một không hai nổi tiếng khắp vùng Tây Bắc.

Nguồn: [Link nguồn]

Hơn 200 đại lý đóng cửa, ô tô ế ẩm bán không ai mua, thị trường đóng băng vì Covid-19

Doanh số bán xe ô tô tại Việt Nam đã ghi nhận mức sụt giảm kỷ lục trong lịch sử, kể từ năm 2015 đến nay.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Hương ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN