Sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 đi các phiên chợ cầu may, cầu duyên đặc biệt có một không hai

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Những phiên chợ Xuân từ xa xưa đã trở thành một điểm hẹn văn hóa của người Việt. Sau Tết đi các phiên chợ cầu may, cầu duyên đặc biệt có một không hai

Những ngày đầu xuân mới, người Việt thường có tục đi chợ ngày Xuân. Một số địa phương có tục mở những phiên chợ độc đáo chỉ họp vào dịp Tết đến. Đây là truyền thống từ xa xưa của người Việt với mong ước một năm mới nhiều tài lộc, bình an, may mắn.

Tại các phiên chợ này, mọi người mua nhanh bán nhanh, không mặc cả. Ai lấy đến chợ chỉ mong một cái lộc đầu năm, một năm mới suôn sẻ, may mắn… Cũng chính vì vậy, sau Tết đi các phiên chợ cầu may, cầu duyên đặc biệt có một không hai lại thu hút nhiều du khách khắp nơi tìm về.

* Chợ Gà (Bắc Ninh)

Chợ Gà hay còn gọi chợ Âm Dương của làng Ó, nay là làng Xuân Ổ, phường Võ Cường, TP Bắc Ninh mở vào đêm mùng 4 rạng ngày mùng 5. Tại đây chỉ mua bán gà đen tuyền, đồ tế lễ. Tương truyền loại gà đen tuyền có thể nhập được vào cõi âm dò xét tình hình về tâu bẩm với đấng Thành Hoàng để Ngài phù hộ dân làng được nhân khang, vật thịnh. Nhà ai có gà đen đem bán ở chợ để hiến tế Thành Hoàng sẽ được hưởng phúc lớn.

Đêm 25/1 rạng sáng 26/1 tức mùng 4 và rạng sáng mùng 5 Tết Quý Mão, phiên chợ âm dương đã diễn ra ở làng Ó. Ảnh Đinh Nhiều

Đêm 25/1 rạng sáng 26/1 tức mùng 4 và rạng sáng mùng 5 Tết Quý Mão, phiên chợ âm dương đã diễn ra ở làng Ó. Ảnh Đinh Nhiều

Theo tín ngưỡng, chợ Gà chỉ họp buổi tối để người trần thế và âm phủ có thể cùng đi chợ mua may bán rủi. Độc đáo nhất là ở đầu chợ Âm dương luôn đặt chậu nước để thử tiền cõi âm hay tiền cõi dương. Người mua, kẻ bán không mặc cả và đặc biệt, người đi chợ không cười nói ồn ào, không thắp đèn vì sợ gà cất tiếng gáy làm người âm hoảng sợ. Khi trời sáng, chợ gà tan là ngay ở trên khu vực chợ, nhiều quán trầu cau xuất hiện. Những người đi chợ lại mời nhau uống nước, ăn trầu, các "liền anh", "liền chị" hát quan họ.

* Chợ Viềng cầu may ở Nam Định

Sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 đi các phiên chợ cầu may, cầu duyên đặc biệt có một không hai - 2

Ở Nam Định có 4 phiên chợ Viềng, nhưng nổi tiếng nhất là chợ Viềng ở xã Kim Thái, huyện Vụ Bản thường họp từ mùng 7 đến hết ngày mùng 8 tháng Giêng âm lịch. Với ý nghĩa "mua may, bán rủi", chợ Viềng có rất nhiều các mặt hàng được bày bán tại đây như cây cảnh, cây giống, tới các vật dụng sản xuất của nhà nông như cuốc, thúng mủng… 

Người tới chợ Viềng không cần mặc cả, người mua có khi chỉ mang về được một món đồ lấy may, người bán có thể chỉ thêm được vài đồng vào túi nhưng ai nấy đều vui vẻ. Năm nào chợ Viềng cũng rất đông người mua kẻ bán từ khắp mọi nơi về.

* Chợ Chuộng (Thanh Hoá)

Mỗi một năm, chợ Chuộng chỉ họp duy nhất 1 phiên vào ngày mùng 6 Tết Nguyên Đán. Mọi người vẫn có câu nói "bỏ con bỏ cháu, không bỏ mùng 6 chợ Chuộng". Trải qua nhiều đời từ Thời Lê Lợi tới nay, chợ Chuộng vẫn họp tại xã Ðông Hoàng, huyện Ðông Sơn, Thanh Hóa. Hàng năm phiên chợ thu hút hàng ngàn người từ khắp mọi miền tổ quốc về đây.

Mặt hàng cà chua được bán nhiều tại chợ chuộng. Ảnh TL

Mặt hàng cà chua được bán nhiều tại chợ chuộng. Ảnh TL

Phiên chợ độc đáo là ai tới đây bị nhiều cà chua ném vào người thì năm mới người đó sẽ gặp nhiều may mắn, có nhiều lộc nhiều tài. Bởi vậy tại phiên chợ thường bán rất nhiều cà chua chín đỏ. Đây chính là "vũ khí may mắn" dùng để ném nhau trong phiên chợ độc đáo này.

Nguồn: [Link nguồn]

Có bao nhiêu tiền của nhà đầu tư đang nằm ở công ty chứng khoán chờ giải ngân?

Sự hồi phục của thị trường trong nửa sau của quý IV/2022 khiến nhà đầu tư vẫn chưa thể tham gia thị trường.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hà My ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN