Ô tô giảm giá liên tục mà vẫn ế, vì sao?

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Làn sóng dịch bệnh Covid-19 quay trở lại tại nhiều tỉnh, thành phố; thiếu nguồn xe nhập khẩu,… khiến thị trường ô tô Việt Nam ảm đảm, doanh số bán hàng giảm sâu so với những tháng trước đó đang hiện hữu.

Tương tự như những đợt dịch trước đây, lệnh giãn cách, phong tỏa cùng việc hạn chế đi lại của người dân trong thời gian qua khiến các đại lý ô tô đều trong tình trạng vắng bóng khách hàng.

Không chỉ vậy, tình trạng thiếu chip bán dẫn cho sản xuất lắp ráp ô tô đã và đang diễn ra toàn cầu và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ khiến cho việc lắp ráp nhiều mẫu xe bị ngưng trệ dẫn đến thời gian giao xe cho khách kéo dài từ một đến vài tháng so với bình thường.

Doanh số sụt giảm 50%, nhân viên kinh doanh ô tô đối diện nhiều khó khăn

Doanh số sụt giảm 50%, nhân viên kinh doanh ô tô đối diện nhiều khó khăn

Anh Nguyễn T. Đ. – nhân viên kinh doanh tại một đại lý ô tô trên đường Nguyễn Xiển cho biết, khoảng hai tháng gần đây doanh số bán xe của đại lý nơi anh làm việc sụt giảm rõ rệt. Nếu như trước đây, trung bình mỗi tháng phòng kinh doanh bán khoảng 70 - 100 xe, nhưng trong khoảng quí 2 đến nay thì tình hình càng ngày càng ảm đạm. Tháng 5 cả phòng hoàn thành hơn 40 xe, sang tháng 6 tuy đã gần hết tháng nhưng đến thời điểm này toàn đại lý mới giao được hơn 30 xe.

Theo anh Đ., thời gian gần đây, các dòng xe nhập khẩu của hãng rất khan hiếm do thiếu linh phụ kiện. Một mặt nhà máy ngưng nhập để chuyển đổi lắp ráp trong nước. Và điều quan trọng nhất là do dịch bệnh, nhu cầu đi lại của người dân hạn chế. Do đó, nhiều người nghỉ không làm việc nên chưa có nhu cầu mua xe; nhiều người tuy có tiền cũng tạm hoãn không mua ô tô hoặc không đổi ô tô như dự định trước đó…

“Khách thưa vắng do nhiều địa phương bùng dịch trong thời gian qua đã đành, tuy nhiên khi có khách thì một số dòng xe nhập lại không có xe, xe lắp ráp tại các nhà máy cũng chưa kịp để đáp ứng về đại lý. Có lẽ tháng 6 chỉ đạt 50% doanh số so với tháng tư – thời điểm chưa có dịch và có đủ nguồn xe.”… anh Đ. cho hay. 

Cũng theo anh Đ., do dịch bệnh phức tạp, các hãng khác tuy nguồn xe có nhiều hơn nhưng cũng cùng chung cảnh “chợ chiều”.

Phóng viên khảo sát các showroom bán xe cũ trên đường Phạm Hùng, Nguyễn Chánh, Mỹ Đình,… cho thấy cũng trong cảnh ảm đạm tương tự. Thậm chí, nhiều showroom đã đóng cửa từ lâu.

Thực tế, các hãng xe đã chính thức thông báo tình trạng chậm trễ nhất định trong hoạt động sản xuất, đặt - giao xe... trong những tháng tới đây. 

Nhiều đại lý của các hãng xe khác cũng trong cảnh thưa vắng khách hàng

Nhiều đại lý của các hãng xe khác cũng trong cảnh thưa vắng khách hàng

Vừa qua, hai hãng xe Mitsubishi Việt Nam và Suzuki Việt Nam đã thông báo tới đại lý việc chậm giao xe do thiếu hụt nguồn cung chip bán dẫn và một số linh kiện điện tử. 

Mitsubishi Việt Nam cũng không ngoại lệ khi thông báo các đơn hàng đặt mua xe Mitsubishi Xpander, Outlander (lắp ráp trong nước) và Attrage (nhập khẩu từ Thái Lan) từ giữa tháng 4 phải chờ đến cuối tháng 5, đầu tháng 6 mới có thể nhận xe. 

Tương tự, hãng xe Honda, Ford đều phát đi thông điệp quan ngại về tình trạng ngày càng xấu đi khi thiếu linh kiện bán dẫn trên toàn cầu khiến thời gian sản xuất kéo dài...

Đầu tháng 6, Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cũng thừa nhận, do ảnh hưởng dịch COVID-19 và tình trạng thiếu chip khiến doanh số bán xe trên toàn thị trường ô tô Việt Nam trong tháng 5-2021 chỉ đạt 25.585 xe, giảm 15% so với tháng trước.

Trong đó, nhóm các loại xe du lịch có lượng xe bán ra thị trường đạt 17.581 chiếc, giảm 14%; nhóm xe thương mại đạt 7.482 chiếc, giảm 16%; nhóm xe chuyên dụng đạt 522 chiếc, giảm 33%.

Theo các doanh nghiệp sản xuất ô tô, tác động dịch COVID-19 khiến thị trường rơi vào trạng thái ảm đạm, người tiêu dùng hạn chế mua ô tô hơn. 

Đặc biệt, tình trạng thiếu chip bán dẫn cho sản xuất lắp ráp ô tô đã và đang diễn ra toàn cầu và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ khiến cho việc lắp ráp nhiều mẫu xe bị ngưng trệ dẫn đến thời gian giao xe cho khách kéo dài từ một đến hai tháng so với bình thường. 

Tình trạng thiếu chip bán dẫn này sẽ còn kéo dài đến hết năm nay, thậm chí có thể kéo dài sang năm 2022 và điều này ít nhiều sẽ tác động đến hoạt động kinh doanh của các hãng xe trong thời gian tới và thị trường ô tô khó có thể tăng trưởng như mong muốn. 

Nguồn: [Link nguồn]

Nhập khẩu ôtô chuyên dụng từ Trung Quốc chiếm áp đảo 92%

Những tháng đầu năm 2021, nhập khẩu ôtô từ Trung Quốc thường xuyên ở mức cao, với số lượng gần 3.000 chiếc/tháng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Hương ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN