Nhập siêu hơn 1 tỷ USD trong 6 tháng, ô tô ngoại tăng đột biến

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Trong nửa đầu năm, Việt Nam đã nhập siêu trở lại sau nhiều năm liên tiếp xuất siêu, điều này chủ yếu do giá các mặt hàng nhập khẩu tăng mạnh, dù số lượng nhập về tăng không nhiều. Ô tô nhập khẩu tiếp tục là mặt hàng tăng cao nhất về số lượng và giá trị.

Ô tô nhập khẩu nguyên chiếc là mặt hàng tăng mạnh nhất cả về số lượng và giá trị trong nửa đầu năm nay. Ảnh minh hoạ.

Ô tô nhập khẩu nguyên chiếc là mặt hàng tăng mạnh nhất cả về số lượng và giá trị trong nửa đầu năm nay. Ảnh minh hoạ.

Theo Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính), trong nửa đầu năm nay, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam ước đạt hơn 318 tỷ USD (tăng 32% so với cùng kỳ năm trước). Trong đó, giá trị xuất khẩu đạt 158 tỷ USD (tăng 29%), trong khi giá trị nhập khẩu đạt 159,67 tỷ USD (tăng 36%).

Thâm hụt thương mại (nhập siêu) trong nửa tháng đầu năm nay đã lên tới hơn 1,3 tỷ USD, thay vì con số cùng kỳ năm trước là xuất siêu hơn 5,8 tỷ USD. Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục dẫn dắt kim ngạch thương mại của Việt Nam (chiếm 69% tổng giá trị xuất nhập khẩu, cả nhập khẩu và xuất khẩu đều tăng ấn tượng xấp xỉ 40%).

Nhập siêu tăng cao trở lại được lý giải một phần qua giá trị sắt thép và ô tô nhập khẩu tăng cao đột biến, dù xét về mặt sản lượng sắt thép nhập tăng không nhiều. Điều này phản ánh theo đúng thị trường sắt thép (đặc biệt thép xây dựng) tăng “chóng mặt” trong nửa đầu năm.

Cụ thể, với mặt hàng sắt thép các loại, trong 6 tháng qua, nhập khẩu chỉ tăng 4% về số lượng so với cùng kỳ năm trước (gần 7 triệu tấn), nhưng giá trị tăng tới gần 41% (trị giá 5,7 tỷ USD).

Kim loại thường khác nhập khẩu tăng gần 21% về số lượng (hơn 1 triệu tấn) so với cùng kỳ năm trước, nhưng tăng gần 60% về giá trị (4,5 tỷ USD).

Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu khác gồm: máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (tổng giá trị 31,7 tỷ USD); máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng (22,9 tỷ USD); điện thoại và linh kiện (8,9 tỷ USD); vải (7,3 tỷ USD); chất dẻo nguyên liệu (6,1 tỷ USD); nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày (3,4 tỷ USD)…

Nhóm mặt hàng xuất khẩu trị giá cao của Việt Nam, có: điện thoại các loại và linh kiện (giá trị 24,5 tỷ USD); máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (23,7 tỷ USD); dệt may (15,2 tỷ USD); giày dép (10,4 tỷ USD); đồ gỗ (8,1 tỷ USD); thủy sản (4,5 tỷ USD)…

Với ô tô nguyên chiếc các loại nhập khẩu, theo Tổng cục Hải quan, trong 6 tháng qua đã có 78 nghìn ô tô nhập về với trị giá gần 1,8 tỷ USD, tăng tới 92% về lượng và tăng 94% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Riêng trong tháng 6, do dịch COVID-19 bùng phát lần thứ 4 tại Việt Nam, nhóm ô tô nguyên chiếc nhập khẩu có giảm nhẹ, khi cả tháng chỉ 12 nghìn chiếc nhập về, trị giá 285 triệu USD, giảm 23% về lượng và giảm 23% về trị giá so với tháng 5.

Nguồn: [Link nguồn]

Gói hỗ trợ 26 nghìn tỷ đồng, sẽ không có chuyện “lên ti vi mà nhận”?

Ngay trong tuần tới Bộ LĐ-TB&XH sẽ ban hành hướng dẫn thực hiện gói hỗ trợ 26 nghìn tỷ đồng cho người gặp khó khăn...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lê Hữu Việt ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN