Cảnh kinh doanh kỳ lạ tại các chợ đầu mối lớn nhất Hà Nội

Chợ Xanh, chợ Đồng Xuân, chợ hoa Quảng Bá, chợ Ninh Hiệp… sau một tuần hoạt động trở lại vẫn chưa thể “phục hồi” như trước. Khung cảnh tại các khu chợ đầu mối từng được coi là “sầm uất” nhất Hà Nội nay vắng lặng như tờ.

Ghi nhận của phóng viên ngày 6/10, phần lớn các chợ đầu mối lớn nhất Hà Nội như: chợ Đồng Xuân, chợ hoa Quảng Bá, chợ Ninh Hiệp… đều đã mở cửa hoạt động trở lại. Trong khi đó, chợ Long Biên vẫn tạm thời duy trì các chốt chặn ra vào.

Ghi nhận của phóng viên ngày 6/10, phần lớn các chợ đầu mối lớn nhất Hà Nội như: chợ Đồng Xuân, chợ hoa Quảng Bá, chợ Ninh Hiệp… đều đã mở cửa hoạt động trở lại. Trong khi đó, chợ Long Biên vẫn tạm thời duy trì các chốt chặn ra vào.

Sau một tuần mở cửa, hoạt động kinh doanh ở hầu hết các chợ đều chưa thể phục hồi với tất cả các mặt hàng từ quần áo, hoa tươi đến thực phẩm…

Sau một tuần mở cửa, hoạt động kinh doanh ở hầu hết các chợ đều chưa thể phục hồi với tất cả các mặt hàng từ quần áo, hoa tươi đến thực phẩm…

Các chợ đầu mối với đặc thù buôn bán số lượng lớn, nhưng hiện tại do quá vắng khách, các đơn hàng đi tỉnh bị “đình công” trong thời gian dài nên một số tiểu thương đã mở thêm quầy hàng nhỏ để bán lẻ, tranh thủ đón khách nội đô.

Các chợ đầu mối với đặc thù buôn bán số lượng lớn, nhưng hiện tại do quá vắng khách, các đơn hàng đi tỉnh bị “đình công” trong thời gian dài nên một số tiểu thương đã mở thêm quầy hàng nhỏ để bán lẻ, tranh thủ đón khách nội đô.

Nhiều ki-ốt vẫn đóng cửa im lìm.

Nhiều ki-ốt vẫn đóng cửa im lìm.

Một số tiểu thương cho biết, việc kinh doanh bây giờ không phải để thu lời mà mở cửa để… bán cho vui. Sau thời gian dài nghỉ dịch, họ ra chợ bán hàng để được gặp gỡ nhau, cho đỡ buồn chân buồn tay dù biết sẽ vắng khách.

Một số tiểu thương cho biết, việc kinh doanh bây giờ không phải để thu lời mà mở cửa để… bán cho vui. Sau thời gian dài nghỉ dịch, họ ra chợ bán hàng để được gặp gỡ nhau, cho đỡ buồn chân buồn tay dù biết sẽ vắng khách.

Chị Hoan, một người bán giầy dép ở chợ Nhà Xanh (Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ: “Mọi năm vào thời gian này cửa hàng phải thuê thêm 3 – 4 nhân viên mới kịp phục vụ khách mua hàng thu đông. Năm nay tôi không thuê nhân viên nào nữa để cắt giảm bớt chi phí”.

Chị Hoan, một người bán giầy dép ở chợ Nhà Xanh (Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ: “Mọi năm vào thời gian này cửa hàng phải thuê thêm 3 – 4 nhân viên mới kịp phục vụ khách mua hàng thu đông. Năm nay tôi không thuê nhân viên nào nữa để cắt giảm bớt chi phí”.

Tại chợ hoa Quảng Bá đêm mùng 1/9 âm lịch, chỉ lác đác một số khách lẻ tới mua hoa nhưng theo tiểu thương ở đây, hôm nay đã là ngày đông nhất kể từ khi được mở cửa trở lại.

Tại chợ hoa Quảng Bá đêm mùng 1/9 âm lịch, chỉ lác đác một số khách lẻ tới mua hoa nhưng theo tiểu thương ở đây, hôm nay đã là ngày đông nhất kể từ khi được mở cửa trở lại.

“Trung bình mỗi ngày bán được 200 – 300 cành lay ơn trong khi trước kia sẽ bán được khoảng 1000 cành/ngày. Quầy hoa này là “nồi cơm” của 7 người trong gia đình, hơn 10 năm bán hoa ở đây, tôi chưa từng gặp cảnh này bao giờ” – Chú Mười, tiểu thương chợ Quảng Bá chia sẻ.

“Trung bình mỗi ngày bán được 200 – 300 cành lay ơn trong khi trước kia sẽ bán được khoảng 1000 cành/ngày. Quầy hoa này là “nồi cơm” của 7 người trong gia đình, hơn 10 năm bán hoa ở đây, tôi chưa từng gặp cảnh này bao giờ” – Chú Mười, tiểu thương chợ Quảng Bá chia sẻ.

Theo khảo sát của phóng viên, hiện tại nguồn thu của các tiểu thương tại chợ đầu mối có 60% đến từ bán lẻ và 40% đến từ bán buôn, bán online, trong đó chủ yếu với các mặt hàng thực phẩm tươi, hoa tươi.

Theo khảo sát của phóng viên, hiện tại nguồn thu của các tiểu thương tại chợ đầu mối có 60% đến từ bán lẻ và 40% đến từ bán buôn, bán online, trong đó chủ yếu với các mặt hàng thực phẩm tươi, hoa tươi.

Nguồn: [Link nguồn]

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Châu Dương ([Tên nguồn])
Kinh tế "kháng sốc" COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN