“Chợ mạng” nở rộ dịch vụ in thông tin tiêm chủng lên thẻ nhựa

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Dịch vụ in thông tin tiêm chủng lên thẻ xuất hiện trong nhiều hội nhóm cư dân ở TP.HCM sau đó lan rộng ra khắp các chợ mạng ở nhiều tỉnh thành trên cả nước.

Những ngày gần đây, trên các hội nhóm bán hàng online, nhiều người cung cấp dịch vụ in mã QR có thông tin tiêm vắc xin lên thẻ cho người có nhu cầu. Việc này nhằm giúp người dân không phải đưa điện thoại ra khi cần trình thông tin cho cơ quan chức năng.

Theo lời người bán, kích thước thẻ in ra tương đương với kích thước thẻ ngân hàng. Thẻ in màu, được làm từ chất liệu PVC chịu nước và bền với thời gian.

Tuỳ chất liệu in mà giá cả có thể khác nhau. Mức giá dao động từ 15.000 - 40.000 đồng/thẻ, chưa bao gồm dây đeo và bao nhựa đựng thẻ.

Nở rộ dịch vụ in chứng nhận tiêm chủng dạng thẻ nhựa trên các chợ mạng. (Ảnh chụp màn hình)

Nở rộ dịch vụ in chứng nhận tiêm chủng dạng thẻ nhựa trên các chợ mạng. (Ảnh chụp màn hình)

Để in được thẻ, người bán yêu cầu khách hàng gửi ảnh chụp màn hình thông tin tiêm chủng được cập nhật sẵn trên app. Trong đó có các thông tin như: họ tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước, chứng nhận đã tiêm chủng 1 - 2 mũi.

Trong nhóm cư dân một chung cư thuộc quận Tân Phú (TP.HCM) chỉ trong buổi sáng chủ nhật ngày 3/10, một người nhận in thẻ đã “chốt đơn” được khoảng 100 chiếc thẻ chỉ riêng đối tượng là người trong chung cư này.

Chị Vân Anh (28 tuổi, TP.HCM) cho biết: Thẻ nhựa như thế này tiện và nhanh hơn nhiều vì chỉ cần đeo vào cổ sau đó quét mã QR là xong. Ngoài ra thẻ này cũng đặc biệt phù hợp với người già, những người không sử dụng điện thoại thông miinh vẫn có thể dễ dàng quét mã.

Thẻ dạng nhựa giúp người sử dụng không cần dùng điện thoại thông minh để quét mã QR. Tuy nhiên lại để lộ thông tin cá nhân cho bên thứ 3.

Thẻ dạng nhựa giúp người sử dụng không cần dùng điện thoại thông minh để quét mã QR. Tuy nhiên lại để lộ thông tin cá nhân cho bên thứ 3.

Hiện tại, mã QR được in ra thẻ còn khá mới nên chưa được sự xác nhận từ cơ quan chức năng xem loại thẻ này có phù hợp hay không. Tuy nhiên, khi sử dụng dịch vụ này, khách hàng cần lưu ý khi cung cấp hình ảnh cho bên thứ 3, mọi thông tin cá nhân sẽ bị lộ. Trường hợp rủi ro có thẻ bị đánh cắp thông tin để làm thẻ giả cho người khác.

Trong giai đoạn thực hiện giãn cách nghiêm ngặt, người dân ra đường phải có giấy đi đường và có giai đoạn phải trình mã QR tại các chốt kiểm dịch. Mã QR này được lấy từ ứng dụng VNEID do Bộ Công an phát hành.

Hiện tại, các chốt kiểm soát di chuyển bên trong địa phận nhiều tỉnh thành (trong đó có Hà Nội và TP.HCM) đã được gỡ bỏ hoàn toàn, người dân không cần phải trình giấy đi đường hay mã QR. Tuy nhiên, theo chính quyền địa phương, lực lượng chức năng sẽ kiểm tra ngẫu nhiên người dân trên đường. Khi đó, người dân phải trình được thông tin cá nhân trên các ứng dụng VNEID… hoặc Sổ sức khỏe điện tử trong thời gian chờ ứng dụng PC-Covid được dùng chính thức. Người không sử dụng smartphone có thể đưa các giấy tờ chứng nhận liên quan.

Nguồn: [Link nguồn]

Táo ”ma” trắng muốt và táo kim cương đen độc lạ, chỉ ở châu Á mới có

Một trong số chúng được mệnh danh là “kim cương” bởi độ quý hiếm và hương vị thơm ngon đặc biệt.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Châu Dương ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN