Vietnam Airlines cạn tiền, những "đại gia" nào lo nhất?

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Tính đến cuối tháng 6, Vietnam Airlines đang có khoản nợ quá hạn hơn 13.337 tỷ đồng đối với các đối tác, nhà cung cấp.

Trong bối cảnh khó khăn chung của ngành hàng không toàn cầu, Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines - HVN) cũng không nằm ngoài vòng xoáy do cơn bão Covid-19 gây ra. Với các khoản lỗ lũy kế và nợ quá hạn tăng nhanh chóng mặt, Vietnam Airlines đang bị đẩy vào thế “ngàn cân treo sợi tóc”.

Theo số liệu mới được Vietnam Airlines công bố, tính đến 30/6, Vietnam Airlines đang có tổng nợ phải trả là gần 55.000 tỷ đồng, trong đó có 13.337 tỷ đồng nợ quá hạn các đối tác, nhà cung cấp. Khoản nợ khổng lồ này chắc hẳn khiến nhiều “chủ nợ” của hãng bay phải băn khoăn, lo lắng.

Cụ thể, chiếm phần lớn cơ cấu nợ quá hạn của Vietnam Airlines là 7.099 tỷ đồng tiền nợ thuê máy bay từ 12 đối tác như Jackson Square Aviation Ireland Limited (JSA), BBAM, DAE, ACG, CLOVE, CAVIC, VALC, ALC,...

Tiền nợ thuê máy bay chiếm phần tỷ trọng lớn trong cơ cấu nợ quá hạn của Vietnam Airlines

Tiền nợ thuê máy bay chiếm phần tỷ trọng lớn trong cơ cấu nợ quá hạn của Vietnam Airlines

Khoản nợ quá hạn nhiên liệu, sửa chữa bảo dưỡng động cơ, phụ tùng vật tư của Vietnam Airlines cũng ở mức 4.021 tỷ đồng từ nhiều đối tác trong và ngoài nước như Air France, KLM Engineering and Maintenance, Rolls-Royce plc,....

Khoản còn lại là 1.847 tỷ nợ dịch vụ chuyến bay, dịch vụ hàng không của các đối tác trong nước như: Tổng công ty Quản lý bay (VATM), Công ty TNHH MTV Kỹ thuật máy bay (VAECO), Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cùng các đối tác khác. Cuối cùng là 368 tỷ đồng tiền nợ chi các dịch vụ khác.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng ghi nhận khoản nợ quá hạn 2.053 tỷ đồng đến từ khoản vay tại các tổ chức tín dụng.

Trong đó, Vietcombank là chủ nợ trong nước lớn nhất với khoản nợ 738 tỷ đồng lãi suất 4.2% và 390 tỷ đồng lãi suất 3,5%. Ngân hàng BIDV với số dư nợ sắp đến hạn là 236 tỷ đồng lãi suất 4,6%. Ngân hàng, SeABank có dư nợ sắp đến hạn phải thanh toán là 400 tỷ đồng lãi suất 4,8%

Bên cạnh các tổ chức tín dụng trong nước, hãng bay còn nợ nhiều tổ chức tín dụng quốc tế như: JP Morgan, Citibank và ING với số nợ mỗi nhà băng từ hơn 1,2 đến gần 7 triệu USD.

Khoản nợ quá hạn quá hạn 2.053 tỷ đồng của Vietnam Airlines với các tổ chức tín dụng

Khoản nợ quá hạn quá hạn 2.053 tỷ đồng của Vietnam Airlines với các tổ chức tín dụng

Tổng cộng nợ quá hạn và sắp đến hạn phải trả của Vietnam Airlines tính đến ngày 30/6 lên tới hơn 15.400 tỷ đồng.

Có thể thấy, nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn là do do tác động ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 khiến Vietnam Airlines phải dừng toàn bộ đường bay quốc tế thường lệ. Trong bối cảnh đó hãng vẫn phải thanh toán các khoản chi phí cố định như thuê tàu bay, phí đỗ tàu bay, bảo dưỡng sửa chữa…

Tính đến 30/6, tổng vay nợ tài chính của Vietnam Airlines là gần 30.063 tỷ đồng, trong đó ngắn hạn là 14.031 tỷ đồng, dài hạn là 26.032 tỷ đồng.

Trong đó, Vietcombank là đối tác tín dụng lớn nhất của  Vietnam Airlines với 3.087 tỷ đồng cho vay ngắn hạn và 4.770 tỷ đồng cho vay dài hạn. Tiếp theo là ING và Citibank cung cấp các khoản nợ thuê tài chính dài hạn với lần lượt là 7.447 tỷ đồng và 5.689 tỷ đồng.

Để gỡ vòng vây nợ nần bao trùm tình hình tài chính, Hội đồng quản trị (HĐQT) của Vietnam Airlines đã ban hành Nghị quyết thông qua phương án phát hành chi tiết chào bán thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Theo đó, 8.000 tỷ đồng từ việc phát hành 800 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu.

HĐQT hãng bay cho biết, việc chào bán dự kiến được hoàn thành ngay trong quý 3, sẽ là nguồn lực giúp hãng hàng không quốc gia cải thiện khả năng thanh toán các khoản nợ trong bối cảnh dòng tiền khó khăn. Số tiền này cũng giúp bảng cân đối kế toán của Vietnam Airlines mạnh hơn tránh việc âm vốn chủ trong tương lai.

Về kế hoạch sử dụng 8.000 tỷ đồng sau khi phát hành, Vietnam Airlines cho biết 2.050 tỷ đồng sẽ được trả nợ cho các tổ chức tín dụng nêu trên trong năm 2021. Hãng hàng không quốc gia cũng sẽ dùng 3.950 tỷ đồng thanh toán nợ quá hạn cho các đối tác, nhà cung cấp theo tiến độ thanh toán.

2.000 tỷ đồng còn lại sẽ được doanh nghiệp sử dụng để bổ sung vốn lưu động để đảm bảo khả năng thanh toán, duy trì hoạt động kinh doanh trong tình hình dịch bệnh phức tạp như trả lương, thuế, hoàn vé, các khoản thanh toán không vay được ngân hàng (thu hộ, trả hộ, bù trừ công nợ) và các khoản trả nợ vay đến hạn trong năm 2020. 

6 tháng đầu năm nay, Vietnam Airlines (công ty mẹ) ước lỗ khoảng 9.823 tỷ đồng, lỗ hợp nhất dự kiến khoảng 10.788 tỷ đồng.

Do ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh Covid-19 và năng lực sản xuất vẫn ở mức thấp, hãng bay đưa ra các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận dự kiến trong năm nay đều xấu hơn năm ngoái. Theo đó, Vietnam Airlines dự kiến lỗ hợp nhất cả năm tăng 30% so với năm ngoái, lên đến 14.526 tỷ đồng. Doanh thu hợp nhất dự kiến giảm 11,6% xuống còn gần 37.400 tỷ đồng.

Nguồn: [Link nguồn]

Lợi nhuận giảm gần một nửa, “đại gia” chăn nuôi Dabaco giải thể công ty con

Cùng với sự sụt giảm của giá thịt lợn, thịt gia cầm và giá vốn bán hàng tăng cao đã ăn mòn lợi nhuận của “đại...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phương Ly ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN