Từng được ví như "phép màu kinh tế", nơi này giờ lao đao trong khủng hoảng

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Trong vòng 50 năm, Bangladesh đã thay đổi từ tình trạng mà các nhà ngoại giao Hoa Kỳ từng gọi là "bất ổn" sang hình ảnh mà Ngân hàng Thế giới gọi là "một câu chuyện đầy cảm hứng về tăng trưởng".

Tuổi thọ tăng hơn 50%. Tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh giảm gần 90%. Năm ngoái, Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự đoán tổng sản phẩm quốc nội của Bangladesh sẽ sớm vượt qua Đan Mạch hoặc Singapore. Tính theo đầu người, GDP của nước này đã lớn hơn so với nước láng giềng Ấn Độ. Chỉ vài tháng trước, Bangladesh đã gây xôn xao khắp thế giới như một "phép màu kinh tế".

Nhưng tất cả những điều đó hiện đang bị đe dọa bởi sự suy thoái kinh tế toàn cầu, gây ra sự tàn phá đặc biệt ở các nước đang phát triển như Bangladesh. Vừa qua, IMF đã đạt được thỏa thuận sơ bộ với Bangladesh để cung cấp gói giải cứu 4,5 tỷ USD.

Đây là quốc gia Nam Á thứ ba, sau Pakistan và Sri Lanka, tìm kiếm sự hỗ trợ của IMF trong năm nay.

Điều gì đã xảy ra với Bangladesh?

Bangladesh là một quốc gia trẻ với khoảng 170 triệu dân. Nước này không thể chống chọi lại được với tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay bởi vì nó quá phụ thuộc vào phần còn lại của thế giới. Đây là nước xuất khẩu hàng may mặc lớn thứ hai, sau Trung Quốc.

Quốc gia này có một cộng đồng lớn người dân lao động ở nước ngoài và gửi tiền về nhà cho gia đình. Chính phủ Bangladesh dựa vào nguồn nhiên liệu nhập khẩu để vận hành lưới điện. Vì vậy, nền kinh tế của đất nước này chủ yếu dựa vào ba yếu tố đó - xuất khẩu, kiều hối và giá nhiên liệu - tất cả đều đã bị ảnh hưởng trong những tháng gần đây.

Từng được ví như "phép màu kinh tế", nơi này giờ lao đao trong khủng hoảng - 1

Farria Naeem, nhà kinh tế học tại Trung tâm Tăng trưởng Quốc tế và Trường Kinh tế London, cho biết: “Mọi thứ đã trở nên tồi tệ hơn trước sự biến động hiện tại của nền kinh tế toàn cầu.”

Vào tháng 8, tỷ lệ lạm phát của Bangladesh đạt 9,52% - mức cao nhất trong hơn một thập kỷ.

Ngành công nghiệp may mặc là động lực của nền kinh tế Bangladesh. Nó chiếm hơn 80% lượng hàng xuất khẩu của cả nước. Nó cũng đóng góp một lượng ngày càng lớn cho nền kinh tế toàn cầu. Chính phủ dự báo đến năm 2025, các nhà máy ở Bangladesh sẽ sản xuất 10% hàng may mặc trên thế giới.

Khi Covid-19 bùng phát, ngành công nghiệp may mặc của Bangladesh đã bị tàn phá. Các nhà máy đóng cửa, và ít nhất một phần tư lực lượng lao động của họ, khoảng 1 triệu người, bị mất việc làm.

Năm ngoái, khi chi tiêu của người tiêu dùng tăng trở lại ở phương Tây, các đơn đặt hàng của nhà máy bắt đầu quay trở lại Bangladesh. Và đầu năm nay, chúng đã tăng vọt. Vào tháng 6, Bangladesh đã xuất khẩu hơn 4 tỷ USD hàng may mặc - một kỷ lục trong một tháng. Nhưng một tháng sau, trong bối cảnh lạm phát toàn cầu, đơn đặt hàng lại giảm mạnh với con số khổng lồ 30%.

Giống như nhiều nước đang phát triển, chính phủ Bangladesh cũng trợ giá nhiên liệu. Tuy nhiên, vào tháng 8, chính phủ Bangladesh đã quyết định rằng họ không còn đủ khả năng để duy trì mức giá thấp. Chỉ trong một tuần, giá xăng, dầu diesel và dầu hỏa đã tăng hơn 50%. Truyền thông địa phương cho biết đây là đợt tăng giá mạnh nhất kể từ khi Bangladesh tuyên bố độc lập vào năm 1971.

Chính phủ Bangladesh đang cố gắng đa dạng hóa nguồn nhiên liệu nhập khẩu, sử dụng than nhiều hơn. Nước này cũng đang khoan tìm nguồn nhiên liệu hóa thạch ngoài khơi Vịnh Bengal, và đang xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên, dự kiến ​​bắt đầu hoạt động vào năm 2023.

Bangladesh là một ví dụ cho thấy nền kinh tế toàn cầu được kết nối với nhau như thế nào và suy thoái kinh tế toàn cầu đang ảnh hưởng đến các nước nghèo ra sao. Ngay cả những “phép màu kinh tế” cũng không tránh khỏi nỗi đau này.

Nguồn: [Link nguồn]

Vay núi tiền để “sống sót” qua chiến tranh, Ukraine mất bao lâu mới trả hết nợ?

Ủy ban châu Âu đã công bố chi tiết về gói hỗ trợ kinh tế trị giá 18 tỷ euro để giúp Ukraine có thể sống sót đến năm 2023, tuy nhiên đi kèm với đó là quy định thời gian phải...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Huy Nguyễn (Theo NPR) ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN