Năng suất lao động người Việt đứng 'top cuối' Đông Nam Á

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Dù được cải thiện trong những năm gần đây, song năng suất lao động của Việt Nam vẫn thấp hơn đáng kể so với các quốc gia trong khu vực. “Năng suất lao động của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á chỉ cao hơn năng suất lao động của Campuchia (gấp 2,4 lần); Myanmar (1,6 lần); Lào (gấp 1,2 lần)” - Tổng cục Thống kê nhận định.

Tổng cục Thống kê - Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa công bố Báo cáo Năng suất lao động của Việt Nam giai đoạn 2011-2020. Năng suất lao động được tính bằng GDP bình quân trên một lao động đang làm việc trong năm.

Theo Tổng cục Thống kê, năm 2020, năng suất lao động của toàn nền kinh tế ước tính đạt 150,1 triệu đồng/lao động (tương đương khoảng 6.466 USD/lao động), gấp 2,1 lần năm 2011 (70 triệu đồng/lao động).

Bình quân mỗi năm trong giai đoạn 2011-2020, tốc độ tăng năng suất lao động của toàn nền kinh tế đạt 5,29%. Giai đoạn tới (2021-2030), Việt Nam đặt mục tiêu tốc độ tăng năng suất lao động trên 6,5%/năm.

Dù đã được cải thiện, nhưng theo Tổng cục Thống kê, mức năng suất lao động của Việt Nam vẫn rất thấp so với các nước trong khu vực, đáng chú ý là chênh lệch tuyệt đối vẫn tiếp tục gia tăng.

Năng suất lao động của Việt Nam vẫn thấp hơn đáng kể so với các quốc gia trong khu vực.

Năng suất lao động của Việt Nam vẫn thấp hơn đáng kể so với các quốc gia trong khu vực.

Tính theo PPP (sức mua tương đương) 2017 - 2020, năng suất lao động của Việt Nam năm 2020 đạt 18,4 nghìn USD, chỉ bằng 11,3% mức năng suất của Singapore; 23% của Hàn Quốc; 24,4% của Nhật Bản; 33,1% của Malaysia; 59,1% của Thái Lan; 60,3% của Trung Quốc; 77% của Indonesia và bằng 86,5% năng suất lao động của Philippines.

“Năng suất lao động của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á chỉ cao hơn năng suất lao động của Campuchia (gấp 2,4 lần); Myanmar (1,6 lần); Lào (gấp 1,2 lần)” - Tổng cục Thống kê nhận định.

Tổng cục Thống kê nhận định, lợi thế về nguồn lao động dồi dào, nhân công giá rẻ dần mất ưu thế, thay vào đó nguồn lực mới cho tăng trưởng là năng suất và chất lượng lao động, năng lực sáng tạo và tiềm lực khoa học công nghệ giải quyết bài toán về tăng năng suất lao động cần có chiến lược, giải pháp tổng thể để tạo chuyển biến đột phá.

Về cơ chế, chính sách, Tổng cục Thống kê đề xuất cải cách thể chế, đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, có chính sách phát triển khoa học công nghệ, tăng cường hệ thống đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp, tháo gỡ rào cản tài chính đối với doanh nghiệp, chính sách tiền lương, tiền công, giáo dục, đào tạo.

Với doanh nghiệp, thực trạng năng suất lao động như hiện nay sẽ là một khó khăn lớn cho các doanh nghiệp có thể đứng vững và cạnh tranh trên thị trường với các doanh nghiệp nước ngoài. Theo đó, doanh nghiệp cần xác định mô hình sản xuất phù hợp, hoàn thiện giá trị sản xuất, đổi mới máy móc thiết bị và quy trình công nghệ.

Còn người lao động cần nâng cao ý thức, kỷ luật, làm việc nghiêm túc, chịu khó học hỏi, rèn luyện tay nghề, nâng cao trình độ học vấn. Đây là yêu cầu tất yếu, nếu không đáp ứng được thì người lao động có thể bị đào thải...

Nguồn: [Link nguồn]

Đóng bảo hiểm 20 năm chờ nghỉ hưu, người lao động sẽ được hưởng những khoản tiền nào?

Người lao động nếu đã đóng đủ 20 năm BHXH và chờ đến tuổi nghỉ hưu sẽ được hưởng một số quyền lợi dưới đây.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Việt Linh ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN