Đua nhau phát hành trái phiếu bất động sản

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Cuối năm, các doanh nghiệp (DN) địa ốc đua nhau phát hành trái phiếu huy động vốn cho các dự án cũng như quay vòng tiền trả nợ. Các chuyên gia cho rằng, trái phiếu bất động sản (BĐS) thuộc diện cảnh báo rủi ro vì đang trả lãi suất cao và nhiều DN năng lực tài chính trong diện cảnh báo.

Doanh nghiệp địa ốc vào cuộc đua phát hành trái phiếu lớn Ảnh: Mai Khanh

Doanh nghiệp địa ốc vào cuộc đua phát hành trái phiếu lớn Ảnh: Mai Khanh

Cuộc đua doanh nghiệp BĐS chưa niêm yết

Thời gian gần đây, thị trường xuất hiện đủ loại hình DN huy động vốn thông qua trái phiếu DN chưa niêm yết và cả DN chưa niêm yết đều phát hành trái phiếu. Ngày 5/11 vừa qua, lần đầu tiên Công ty Cổ phần Crystal Bay phát hành thành công 4,5 triệu trái phiếu mệnh giá 100.000 đồng/trái phiếu, thu về 450 tỷ đồng. Lô trái phiếu có kỳ hạn ba năm từ 5/11/2021 đến 5/11/2024 với lãi suất cố định 9,5%/năm. Tài sản đảm bảo cho lô trái phiếu vừa phát hành là 78,2 triệu cổ phần của Crystal Bay. Liên quan đến lô trái phiếu nói trên, tổ chức tư vấn phát hành, đăng ký và lưu ký là Công ty CP Chứng khoán VnDirect.

Công ty này được thành lập vào tháng 7/2016 với vốn điều lệ 250 tỷ đồng với 3 cổ đông lớn là Nguyễn Đức Chi, Nguyễn Đức Tấn, Nguyễn Thị Duyên. Tại lần đăng ký thay đổi mới nhất 17/6, doanh nghiệp đã tăng vốn điều lệ lên 1.150 tỷ đồng, tương ứng 115 triệu cổ phần. Như vậy, trong đợt phát hành trái phiếu này, doanh nghiệp đã thế chấp 68% vốn điều lệ.

Một doanh nghiệp chưa niêm yết khác cũng đang khiến thị trường chú ý là Công ty TNHH Đầu tư BĐS Ngôi sao Việt với khoản huy động lên đến 1.900 tỷ đồng, kỳ hạn 60 tháng, lãi suất cố định 11,5%/năm. Mục đích phát hành là góp vốn hợp đồng đặt cọc hợp tác kinh doanh dự án đầu tư 2 tòa văn phòng tại đường Đại Cồ Việt (Hai Bà Trưng, Hà Nội). Đáng lưu ý, tài sản đảm bảo là quyền phát sinh từ hợp đồng đặt cọc hợp tác kinh doanh quyền sở hữu 200 tỷ đồng vốn điều lệ, tương đương 12,5% vốn góp tại Công ty Ngôi sao Việt.

Ông Bùi Xuân Dũng, Cục trưởng Cục Quản lý Nhà và Thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) cho biết, BĐS là ngành phát hành trái phiếu huy động lượng vốn lớn nhất trong số các ngành có doanh nghiệp phát hành trái phiếu DN. Các DN BĐS phát hành trái phiếu thu về lượng vốn nhiều nhất là Công ty CP Osaka Garden (6.800 tỷ đồng)... Hiện, lãi suất trái phiếu DN BĐS ở mức khá cao so với lãi suất tiền gửi trong khoảng 7,4% - 13%/năm.

Giám sát, cảnh báo

Liên tiếp từ tháng 4/2021 đến tháng 10/2021, Bộ Tài chính phát đi nhiều cảnh báo về rủi ro trái phiếu BĐS. Mới đây, trong tháng 10, Bộ Tài chính đã chỉ đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước triển khai 4 đoàn kiểm tra tại 10 công ty chứng khoán về tình hình cung cấp dịch vụ về trái phiếu doanh nghiệp. Bộ Xây dựng cũng chỉ đạo tiến hành kiểm tra một số doanh nghiệp có khối lượng phát hành trái phiếu lớn, phát hành trái phiếu không có tài sản đảm bảo và tình hình tài chính yếu.

Không chỉ Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng cũng nhiều lần cảnh báo về trái phiếu của các doanh nghiệp BĐS trong các báo cáo quý về thị trường BĐS.

Ông Bùi Xuân Dũng, Cục trưởng Cục Quản lý Nhà và Thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) cho biết, ngoài việc cảnh báo rủi ro với nhà đầu tư, Bộ Xây dựng còn đề nghị các bộ, ngành liên quan như Bộ Tài chính theo dõi sát diễn biến thị trường phát hành trái phiếu DN lĩnh vực BĐS, nhằm kịp thời kiểm soát, điều chỉnh chính sách để thị trường luôn phát triển một cách ổn định và lành mạnh, góp phần vào ổn định chung cho cả nền kinh tế.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TPHCM cho biết, trái phiếu các doanh nghiệp BĐS hiện trong cảnh “vàng thau lẫn lộn” giữa các DN niêm yết trên thị trường chứng khoán và DN chưa niêm yết. Bản thân DN chưa niêm yết buộc phải huy động vốn bằng trái phiếu.

Hiệp hội BĐS TPHCM cũng nhiều lần cảnh báo việc DN BĐS phát hành trái phiếu ồ ạt trong 2 năm gần đây với lãi suất cao. Tuy nhiên, sau những lời cảnh báo, các DN lại gia tăng phát hành đặc biệt là những DN địa ốc chưa niêm yết.

Nguồn: [Link nguồn]

Đang vay ngắn hạn 18.000 tỷ đồng, Thế giới Di động mua vào 5.000 tỷ trái phiếu dài hạn

Báo cáo tài chính quý III/2021 của MWG xuất hiện khoản đầu tư tài chính dài hạn hơn 5.000 tỷ đồng là các khoản đầu tư...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Mai ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN