3 "liều thuốc" hiệu quả trị "bệnh không biết tiêu tiền"

Sự kiện: Kinh Doanh

Đã bao nhiêu lần trong những cuộc nói chuyện với bạn bè về chủ đề tài chính, bạn từng nghe ai đó than rằng “Tôi rất dở chuyện tiền bạc”, hay “Tôi không biết tiêu tiền”?

Có thể chính bạn cũng là người từng than vãn về thói quen tiêu tiền. Nhưng nếu muốn quản lý tài chính tốt hơn, đã đến lúc bạn phải bắt tay vào khắc phục điểm yếu tiền bạc của mình thay vì than vãn. Đây là lời khuyên từ chuyên gia tài chính nổi tiếng Ramit Sethi, tác giả của quyển sách “I Will Teach You to be Rich” (Tạm dịch: Tôi sẽ dạy bạn cách làm giàu), khẳng định trên trang báo CNBC.

3 "liều thuốc" hiệu quả trị "bệnh không biết tiêu tiền" - 1

Chuyên gia tài chính Ramit Sethi (nguồn: CNBC)

Dưới đây là ba cách đơn giản được chuyên gia Ramit Sethi đưa ra để bạn có thể nhận được nhiều tiền hơn ngay từ bây giờ:

Thay đổi mô tả kỹ năng tài chính của bản thân

Bước đầu tiên trong việc kiểm soát tài chính là “Thay đổi ngôn ngữ mô tả về bản thân bạn”, Sethi cho biết. “Thay vì nói rằng tôi rất tệ chuyện tiền bạc, bạn nên nói rằng: ‘Tôi đã chưa học được những kỹ năng quản lý tài chính hiệu quả, nhưng tôi sẽ học được’”.

Đó là một cách mạnh mẽ để suy nghĩ và nói về chuyện tiền bạc, chuyên gia khẳng định. Đối với nhiều người, họ luôn bị ám ảnh bởi hàng loạt câu hỏi tiêu cực về khả năng tài chính, kiểu như: Có quá muộn không? Liệu có còn kịp để kiếm tiền? Có muộn để tiết kiệm và đầu tư không?

Vì vậy, bạn phải có tâm lý vững vàng và trả lời chính mình rằng “Không. Không bao giờ là quá muộn”.

Thiết lập kế hoạch hành động

Một kế hoạch hành động không cần phải quá phức tạp, Sethi khẳng định. Đừng cố gắng tạo ra kế hoạch trên bảng tính và ứng dụng ngân sách rắc rối.

Đầu tiên, bạn cần tìm ra tiền của bạn đã đi đâu. Hãy tự hỏi, trong số tiền lương bạn nhận được, bạn thường tiêu nó như thế nào? Tuy nhiên, không tự trách bản thân về cách xài tiền thời gian qua, bước này chỉ đơn giản là tìm ra thói quen tài chính đang có của bạn.

Sau đó tự hỏi: Tôi muốn tiền của mình đi đâu? Nếu không chắc chắn, Sethi khuyên bạn nên tiết kiệm 10% tiền lương mỗi tháng và đầu tư 10% tiền lương mỗi tháng. Nếu bạn thực hiện được hai việc này, chắc chắn tình hình tài chính của bạn sẽ được cải thiện rất nhanh.

Khi nói đến vấn đề tiết kiệm, Sethi khuyên bạn nên sử dụng các dịch vụ điện tử tự động. Thiết lập dịch vụ chuyển khoản thường xuyên từ tài khoản tiêu dùng vào tài khoản tiết kiệm để bạn không cần phải suy nghĩ về điều đó và không thể tiêu tới số tiền đó.

Đối mặt với nợ nần

Đối với nhiều người, sự vấp ngã khiến họ không thể duy trì thói quen tài chính là do nợ nần. “Nhưng bạn phải vượt qua nó”, Sethi chia sẻ.

Mọi người thường không dám đối mặt với những khoản nợ lớn mà họ đã mắc phải. Hãy thẳng thắn nói về những khoản nợ của bản thân, từ các khoản nợ thời sinh viên hay số nợ do bạn đã lãng phí từ thẻ tín dụng.

Thử thách bản thân thực hiện điều đó. Hãy viết ra giấy chính xác các khoản nợ, số tiền bao nhiêu. “Đừng có cười nhé, bởi 90% những người viết các vấn đề nợ nần ra giấy đều không biết rõ họ nợ bao nhiêu”, Sethi kể lại.

Đối diện với các khoản nợ có thể gây áp lực thần kinh. Tuy nhiên, đó là bước đầu tiên để thoát khỏi nợ nần. Bạn cần phải biết chính xác số tiền bạn nợ, số tiền bạn phải trả mỗi tháng và thời điểm chính xác bạn trả hết số nợ.

Từ đó, tìm ra mức tối đa mà bạn có thể chi hàng tháng cho từng khoản nợ, đặc biệt là các khoản có lãi suất cao như vay tư nhân hay nợ tín dụng.

Không có gì là quá muộn. Bạn có thể thay đổi cách bạn nói về tiền cũng như cách bạn nghĩ về tiền. Và, quan trọng nhất, hãy tạo ngay một kế hoạch hành động trong tuần này để thay đổi cách xài tiền của mình. “Hãy kiểm soát nó, bạn có thể làm được”, Sethi nói.

5 thay đổi nhỏ giúp bạn tiết kiệm cả trăm triệu đồng mỗi năm

Những thay đổi nhỏ có thể mang lại những tác động lớn cho khoản tiết kiệm của bạn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huy Nguyễn (theo CNBC) ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN