Sự khác biệt chưa từng có trong chương trình Giáo dục phổ thông mới

Sự kiện: Giáo dục

Theo Bộ trưởng GD-ĐT, chương trình giáo dục phổ thông là một trong những nhiệm vụ lớn và quan trọng của ngành.

Chiều 9/1, Bộ GD-ĐT tổ chức Hội nghị trực tuyến với sự tham dự của lãnh đạo UBND, sở GD-ĐT các tỉnh, thành phố, bàn về việc chuẩn bị điều kiện triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, định hướng tiếp cận của Chương trình GDPT mới là phát triển năng lực thay vì nội dung, cách tiếp cận rất công phu bài bản, mang tính quốc tế, đi vào từng môn học. Chương trình sẽ kế thừa những gì chương trình cũ còn tốt và sẽ chỉnh sửa, bổ sung những bất cập, bổ sung để phù hợp với xu thế quốc tế.

Sự khác biệt chưa từng có trong chương trình Giáo dục phổ thông mới - 1

Ông Nhạ cho rằng, chương trình giáo dục phổ thông là một trong những nhiệm vụ lớn và quan trọng của ngành trong thời gian tới. Nếu những chương trình trước, việc đổi mới tiếp cận từ sách giáo khoa, các cấp học, sau đó khớp lại thì chương trình lần này tiếp cận theo hướng quốc tế. Ban thực hiện sẽ xây dựng chương trình theo khung sau đó đến chi tiết. Yêu cầu của chương trình tương đối cao, đảm bảo hướng đến quốc tế và phù hợp địa phương.

Người đứng đầu ngành giáo dục khẳng định kết quả của triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới phụ thuộc việc triển khai thực tiễn, trong đó có đội ngũ nhà giáo, từ giáo viên, hiệu trưởng đến nhà quản lý.

“Thành bại của chương trình giáo dục phổ thông mới dựa vào đội ngũ nhà giáo, từ thừa thiếu ra sao, đào tạo thế nào. Đây cũng là một trong những trọng tâm của ngành trong năm 2019”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói.

Theo ông Nhạ, hiện các Sở GD-ĐT là đơn vị trực tiếp triển khai. Tuy nhiên, chương trình tốt đến mấy nhưng không thể phát huy được nếu đơn vị thực hiện chưa sẵn sàng.

GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên Chương trình Giáo dục phổ thông mới cho biết, chương trình GDPT hiện hành được xây dựng theo định hướng nội dung, nặng về truyền thụ kiến thức, chưa chú trọng giúp học sinh vận dụng kiến thức học được vào thực tiễn.

Do đó, điểm mới lần này của Chương trình GDPT mới được xây dựng theo mô hình phát triển năng lực, thông qua những kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại và các phương pháp tích cực hóa hoạt động của người học, giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực mà nhà trường và xã hội kỳ vọng.

Bên cạnh đó, chương trình GDPT hiện hành có nội dung giáo dục gần như đồng nhất cho tất cả học sinh; việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh, ngay cả ở cấp THPT chưa được xác định rõ ràng còn chương trình GDPT mới, phân biệt rõ 2 giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12).

Trước tình trạng lo thừa thiếu giáo viên khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, ông Hoàng Đức Minh cho biết, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nội vụ đã chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo thống nhất đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương rà soát vấn đề biên chế, hợp đồng lao động đối với giáo viên trong các đơn vị sự nghiệp công lập.

Hiện kết quả rà soát đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét để giải quyết những khó khăn, bất cập của các địa phương nhằm bảo đảm không để xảy ra tình trạng có trường, lớp, học sinh mà không có giáo viên giảng dạy.

Các cấp học theo chương trình mới cụ thể như thế nào?

Chiều 27-12-2018, Bộ GD&ĐT chính thức công bố chương trình giáo dục phổ thông mới với số tiết học trung bình/tuần từ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN