Các môn học trong chương trình giáo dục phổ thông mới có gì đặc biệt?

Sự kiện: Giáo dục

Chương trình mới sẽ được áp dụng từ năm học 2020-2021 đối với lớp 1.

Chiều 27/12, Bộ GD-ĐT tổ chức họp báo công bố Chương trình giáo dục phổ thông mới.

Theo đó, Bộ GD-ĐT cho biết, Chương trình giáo dục phổ thông mới đã giảm tải so với chương trình hiện hành là giảm số môn học, giảm số giờ học, chọn lọc nội dung giáo dục thiết thực, đổi mới phương pháp giáo dục, tạo điều kiện để học sinh được lựa chọn môn học, chủ đề học tập và tăng cường các hoạt động thực hành.

Các môn học trong chương trình giáo dục phổ thông mới có gì đặc biệt? - 1

Bộ GD-ĐT họp báo công bố Chương trình giáo dục phổ thông mới.

Cũng theo Bộ GD-ĐT, chương trình hiện hành, học sinh tiểu học học 2.353 giờ. Chương trình mới là chương trình học 2 buổi/ngày (9 buổi/tuần), tính trung bình học sinh học 1,8 giờ/lớp/buổi học; có điều kiện tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí nhiều hơn. Chương trình hiện hành là chương trình học 1 buổi/ngày (5 buổi/tuần), tính trung bình học sinh học 2,7 giờ/lớp/buổi học.

Ở cấp THCS, theo Chương trình GDPT hiện hành, học sinh học 3.124 giờ. Như vậy, thời lượng học ở THCS giảm 53,5 giờ.

Đối với bậc THPT, theo Chương trình GDPT hiện hành, học sinh Ban cơ bản học 2.546 giờ; học sinh Ban A, Ban C học 2.599 giờ. Như vậy, thời lượng học ở THPT giảm mạnh, từ 262 giờ đến 315 giờ.

Về hệ thống môn học, trong chương trình mới, chỉ có một số môn học và hoạt động giáo dục mới hoặc mang tên mới là: Tin học và công nghệ, Ngoại ngữ, hoạt động trải nghiệm ở cấp tiểu học; Lịch sử và Địa lý, Khoa học tự nhiên ở cấp THCS; Âm nhạc, Mỹ thuật, Giáo dục kinh tế và pháp luật ở cấp THPT; hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở các cấp THCS, THPT.

Các môn học trong chương trình giáo dục phổ thông mới có gì đặc biệt? - 2

Tài liệu dự kiến được sử dụng trong chương trình giáo dục phổ thông mới. 

Ở cấp THCS, môn Khoa học tự nhiên được xây dựng trên cơ sở tích hợp kiến thức của các ngành vật lý, hóa học, sinh học và khoa học trái đất; môn Lịch sử và Địa lý được xây dựng trên cơ sở tích hợp kiến thức của các ngành lịch sử, địa lý.

Về thời lượng dạy học, tuy chương trình mới có thực hiện giảm tải so với chương trình hiện hành nhưng những tương quan về thời lượng dạy học giữa các môn học không có sự xáo trộn.

Về phương pháp giáo dục, phương pháp giáo dục mới phát huy tính tích cực của học sinh, khắc phục nhược điểm của phương pháp truyền thụ một chiều.

Lộ trình áp dụng chương trình mới

Theo Bộ GD-ĐT, áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới từ năm học 2020-2021 đối với lớp 1; năm học 2021-2022 với lớp 2 và lớp 6; năm học 2022-2023 với lớp 3, 7 và 10; năm học 2023-2024 với lớp 4, 8, 11; năm học 2024-2025 với lớp 5, 9 và 12.

Ngổn ngang Chương trình giáo dục phổ thông mới

Chiều nay (2/11) Quốc hội thảo luận và quyết định việc lùi thời điểm triển khai Chương trình giáo dục phổ thông tổng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN