Nghiên cứu tại Đại học Edinburgh: Con đầu lòng thường thông minh hơn

Sự kiện: Giáo dục

Các nhà khoa học đã phát hiện rằng thứ tự sinh có liên quan nhiều đến trí thông minh của mỗi người.

Con cả trong các gia đình thường có trí tuệ và tài năng đặc biệt. Ví dụ như diễn viên nổi tiếng Alec Baldwin, nhà soạn nhạc thiên tài Francis Edward Bache, bác sĩ Benjamin Spock Biography ...

Theo Brightside, năm 2017, nghiên cứu tại Đại học Edinburgh cho thấy con cả trong gia đình thường có khả năng tư duy nổi trội hơn, thông minh hơn con thứ. Kết quả này được dựa trên các bài kiểm tra IQ giữa các anh, chị em trong cùng một gia đình. Tuy nhiên, khi được kiểm tra về sự phát triển cảm xúc thì hầu như không có sự khác biệt giữa các anh, chị em.

Các nhà nghiên cứu đã theo dõi hơn 5.000 anh chị em từ sơ sinh đến 14 tuổi. Cứ hai năm một lần, những đứa trẻ này được kiểm tra IQ theo nhiều cách khác nhau. Anh, chị lớn hơn được chứng minh là có tư duy tốt hơn khi lớn dần lên.

Con đầu thường được cha mẹ chăm sóc kỹ lưỡng, kỳ vọng nhiều hơn nên có những áp lực để trưởng thành, thành công hơn. Ảnh minh hoạ

Con đầu thường được cha mẹ chăm sóc kỹ lưỡng, kỳ vọng nhiều hơn nên có những áp lực để trưởng thành, thành công hơn. Ảnh minh hoạ

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng thứ tự sinh cũng có tác động đến sự phát triển IQ. Một nhà tâm lý học đã khởi xướng một cuộc thí nghiệm, đối tượng là 400.000 người sinh ra ở Hà Lan từ năm 1944 đến năm 1947.

Sau khi đối chiếu một lượng lớn dữ liệu từ những thanh niên có độ tuổi trung bình là 19 này, chuyên gia nhận thấy thực tế có một số mối liên hệ rõ ràng giữa sự phát triển trí tuệ của trẻ và thứ tự sinh. Thậm chí người ta còn đi đến kết luận rằng trong cùng một tầng lớp xã hội, thứ tự sinh càng thấp thì chỉ số thông minh càng giảm.

Một nghiên cứu khác của Jee-Yeon K. Lehmann, trợ lý Giáo sư khoa Kinh Tế thuộc trường Đại học Houston, Mỹ, được công bố trên tạp chí Journal of Human Resources cho thấy con đầu thường thông minh hơn các em của mình. Trẻ sẽ có kết quả học tập và nhận thức tốt hơn so với các em khi ở cùng độ tuổi.

Nghiên cứu này dựa trên kết quả của cuộc khảo sát quốc gia theo chiều dọc suốt thời niên thiếu của hàng ngàn thanh niên Mỹ có độ tuổi từ 14-21. Các nhà khoa học theo dõi sự tiến bộ và phát triển của các em từ lúc còn là trẻ sơ sinh đến khi trưởng thành nhằm mục đích xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của mỗi đứa trẻ như: tình cảm, hành vi, xã hội, việc làm, thu nhập, giáo dục...

Ngoài ra, những người tham gia cuộc khảo sát còn thường xuyên được phỏng vấn về các vấn đề: là con thứ mấy trong gia đình, trình trạng sức khỏe, điểm thi, mối quan hệ với cha mẹ và các chi tiết khác.

Vậy có bao giờ bạn tự hỏi tại sao trẻ sinh trước lại thông minh hơn trẻ sinh sau?

Nghiên cứu tại Đại học Edinburgh: Con đầu lòng thường thông minh hơn - 2

Tờ Brightside cho hay nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng con cả trong các gia đình thường có trí tuệ và tài năng đặc biệt. Ảnh minh hoạ

1. Con đầu lòng thông minh vì cha mẹ có xu hướng dành tất cả mọi thứ chúng

Theo nhà nghiên cứu Jee-Yeon K. Lehmann: "Với con đầu lòng, cha mẹ có xu hướng dành tất cả mọi thứ cho con của mình. Kể cả trong nhận thức lẫn trong hành động. Họ sẵn sàng đầu tư thời gian cho con. Nhưng với con thứ thì cha mẹ lại có xu hướng thư giãn hơn, họ biết trẻ cần gì và chỉ cung cấp những thứ mà họ cho là trẻ cần".

Theo kết quả nghiên cứu của cô: cha mẹ nào cũng có một tình yêu thương vô bờ bến và nguyện dành tất cả mọi thứ tốt đẹp cho các con của mình. Thế nhưng, có một điều không thể phủ nhận được là anh chị cả trong nhà bao giờ cũng được cha mẹ quan tâm, lo lắng và dành nhiều thời gian hơn.

Bởi lúc đó, cả thế giới chỉ thu nhỏ lại bằng một đứa trẻ nên mọi người ai cũng chỉ chăm chăm vào "thế giới" ấy. Nào là dạy con học nói, dạy con về màu sắc, về cơ thể, về hoa, lá, về muôn vạn điều mới lạ khác. Do đó, những đứa con đầu lòng thường được kích thích về tinh thần nhiều nhất.

Còn với con thứ, cha mẹ thường dành ít thời gian để đọc sách cho con, dạy con các khái niệm cơ bản, dạy con về muôn màu của cuộc sống. Cha mẹ cũng ít khi tham gia chơi cùng con. Bởi lúc đó, cha mẹ phải đối mặt với những vấn đề về thời gian, kinh tế, phải phân bổ sự chú ý và đáp ứng nhu cầu của nhiều hơn một đứa trẻ cùng một lúc. Vì vậy "trong trường hợp này, cha mẹ thường tự điều chỉnh thái độ, thay đổi hành vi một cách vô ý thức", Lehmann cho biết.

2. Cha mẹ không quá nặng nề về thành tích từ con thứ 2

Theo nhà nghiên cứu Meri Wellace, thứ tự sinh có tác động rất lớn đến những đứa con. Con đầu thường được cha mẹ chăm sóc kỹ hơn, kỳ vọng nhiều hơn, chúng cũng có những áp lực để trở nên hoàn hảo. Đây là lý do tại sao con cả thường được thúc đẩy thành công, phát triển trí tuệ tốt hơn.

Em bé thứ hai sinh ra sẽ nhận được ít sự chú ý hơn, cha mẹ cũng không quá nặng nề khi nói về thành tích của chúng.

Nếu có thêm em bé thứ ba, thì đứa con giữa bị thiệt nhiều, chúng thường cảm thấy cô đơn, vì thế cha mẹ phải đảm bảo rằng sẽ dành thời gian nhiều hơn cho chúng.

Nghiên cứu tại Đại học Edinburgh cũng cho thấy con cả thường có tư duy cao hơn, thông minh hơn con thứ. Ảnh minh hoạ

Nghiên cứu tại Đại học Edinburgh cũng cho thấy con cả thường có tư duy cao hơn, thông minh hơn con thứ. Ảnh minh hoạ

3. Con đầu lòng già dặn và thông minh hơn khi có em

Sau khi đứa con đầu lòng trở thành anh, chị, chúng không còn là đứa con duy nhất trong một gia đình và điều này cũng có sự ảnh hưởng đến chúng. Vì bố mẹ còn bận rộn chăm sóc các em bé mới sinh nên anh, chị lớn đôi khi sẽ cảm thấy bị bỏ rơi.

Đồng thời, khi có em, con đầu lòng sẽ trưởng thành hơn, chúng còn phải học cách chăm sóc em, trông nom em của mình. Đây là lý do vì sao con cả trong gia đình thường có trách nhiệm hơn, già dặn và thông minh hơn so với lứa tuổi.

Sự thành công trong học tập và trí tuệ ảnh hưởng trực tiếp bởi sự quan tâm và tình cảm của cha mẹ. Phải phải thừa nhận rằng, những đứa trẻ thiếu sự quan tâm của cha mẹ và thiếu thời gian ở bên cha mẹ sẽ thể hiện khả năng thấp hơn, đặc biệt là về học tập và IQ.

Vậy, nếu chỉ số thông minh của đứa con thứ hai không bằng anh/chị mình, chúng ta nên làm gì?

Các nhà khoa học cho hay nếu chúng ta biết những sai sót trong kỹ năng làm cha mẹ của mình, ta sẽ có ý thức sửa đổi hơn trong các tình huống nuôi dạy con cái hàng ngày. Chúng ta có thể bắt đầu bằng cách không gây áp lực quá mức cho con cả và chia đều sự quan tâm, chăm sóc cho các con.

Ngoài ra những cuộc nói chuyện cởi mở và tin tưởng sẽ giúp cha mẹ duy trì sự tin tưởng, tình cảm với con cái, tạo nền tảng vững chắc cho con từ thời thơ ấu đến khi trưởng thành.

Nguồn: [Link nguồn]

Nghiên cứu của giáo sư Đại học Harvard: Những đứa trẻ lớn lên xuất chúng, cha mẹ đều có một điểm chung

Các sinh viên xuất sắc được nhận vào những ngôi trường danh giá đều lớn lên trong môi trường gia đình có nhiều điểm chung.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tường Vy ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN