Nghiên cứu của giáo sư Đại học Harvard: Những đứa trẻ lớn lên xuất chúng, cha mẹ đều có một điểm chung

Sự kiện: Dạy con

Các sinh viên xuất sắc được nhận vào những ngôi trường danh giá đều lớn lên trong môi trường gia đình có nhiều điểm chung.

"Đừng để con cái thua ngay từ vạch xuất phát" là nguyên lý giáo dục của nhiều bậc cha mẹ. Chính vì điều này mà cha mẹ đều rất cố gắng để trong tương lai, con dù có thể không toả sáng như Jack Ma, Buffett, Bill Gates thì cũng là người thành công trong xã hội.

Theo nhiều nghiên cứu của các chuyên gia giáo dục, thời thơ ấu của những người thành công đều có những điểm tương đồng.

Liên quan tới những sinh viên được nhận vào các trường danh tiếng, giáo sư Ronald Ferguson – người có kinh nghiệm giảng dạy tại Đại học Harvard (Mỹ) trong 40 năm đã tiến hành một nghiên cứu có liên quan và phát hiện ra rằng, nếu cha mẹ thường xuyên kể chuyện cho con nghe, đứa trẻ sẽ trở nên xuất sắc sau này.

Trẻ em thường xuyên lắng nghe những câu chuyện sẽ có tác động rất quan trọng đến sự phát triển của chúng. Ảnh minh hoạ

Trẻ em thường xuyên lắng nghe những câu chuyện sẽ có tác động rất quan trọng đến sự phát triển của chúng. Ảnh minh hoạ

Phát hiện này được giáo sư Ronald Ferguson viết trong nghiên cứu "Kế hoạch mới về khoảng cách thành tích của các sinh viên Đại học Harvard". Kế hoạch này trở thành một dự án nhằm xóa bỏ khoảng cách giữa những đứa trẻ khác nhau.

Có nghĩa là dưới các yếu tố khác nhau như hoàn cảnh gia đình, hoàn cảnh sống, nguồn học tập, điều kiện kinh tế, nếu muốn những đứa trẻ đều giỏi như nhau, giảm bớt các khoảng cách do nhiều yếu tố, nhất định cha mẹ phải kể chuyện cho con nghe mỗi ngày. Trẻ được nghe kể chuyện nhiều sẽ là bước đệm đầu tiên để chúng vào được các trường danh tiếng.

Khi Ronald Ferguson tiến hành nghiên cứu này, ông nhận ra những sinh viên xuất sắc của ĐH Harvard có điểm chung. Ở giai đoạn mầm non, họ thường có khả năng đọc viết và ngôn ngữ cao hơn. Nhờ thế, những cá nhân này trở nên nổi bật giữa tập thể. Sự xuất sắc này dần hình thành "hiệu ứng dẫn đầu sớm".

Song, trẻ sẽ chỉ thực sự xuất sắc hơn nếu được duy trì thói quen nghe kể chuyện mỗi ngày từ bố mẹ. Dưới tác động của việc lắng nghe, trẻ ngày càng phát triển vượt trội.

Sự nổi trội này giúp trẻ nhận được lời khen, sự chú ý. Từ đó, các em sẽ trở nên tự tin và nhiệt huyết hơn. Cuối cùng sau khi lớn lên, trẻ hoàn toàn trở nên nổi bật so với bạn bè cùng trang lứa, được nhận vào trường danh tiếng là chuyện đương nhiên.

Kể chuyện cho con nghe đem lại rất nhiều lợi ích cực kỳ thiết thực trong việc giáo dục trẻ nhỏ:

Trẻ học được tính kiên nhẫn

Kiên nhẫn là một đức tính quý giá trong cuộc sống. Cha mẹ hoàn toàn có thể dạy cho trẻ đức tính này khi còn rất nhỏ thông qua việc lắng nghe đọc sách. Việc phát triển tính kiên nhẫn giúp con lắng nghe tích cực hơn và giúp cha mẹ đồng hành được với con ngay từ giai đoạn đầu đời. Bằng cách đó, trong tương lai, con sẽ là một người biết lắng nghe và được mọi người quý trọng.

Trẻ được nghe kể chuyện nhiều sẽ là bước đệm đầu tiên để chúng vào được các trường danh tiếng. Ảnh minh hoạ

Trẻ được nghe kể chuyện nhiều sẽ là bước đệm đầu tiên để chúng vào được các trường danh tiếng. Ảnh minh hoạ

Làm giàu vốn từ vựng của trẻ

Đọc sách không chỉ tốt cho người lớn mà còn rất tốt cho những đứa trẻ ngay khi còn nhỏ. Theo một nghiên cứu thực hiện tại Bệnh viện Rhode Island, những đứa trẻ được đọc sách thường xuyên hiểu nhiều từ vựng hơn so với những đứa trẻ không được đọc. Kết quả cho thấy, khả năng tiếp thu từ vựng của những đứa trẻ tăng 40%, trong khi đó nhóm không được đọc là 16%.

Giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng

Đọc sách là cách tự nhiên giúp khơi dậy trí tưởng tượng của những đứa trẻ. Chúng ta càng đọc nhiều cho con nghe, con càng dễ hình dung những câu chuyện trong tâm trí. Sự rèn luyện liên tục của não bộ sẽ cải thiện khả năng tưởng tượng của trẻ. Giúp trẻ trở nên sáng tạo và cởi mở với những ý tưởng mới.

Giúp trẻ dễ đồng cảm, thấu hiểu

Một điều cha mẹ cần biết là sách và sự đồng cảm luôn đi đôi với nhau. Khi trẻ được đọc hoặc tự đọc truyện, trẻ có cơ hội xem và trải nghiệm câu chuyện đó theo quan điểm của nhân vật trong truyện. Bằng cách đó, những đứa trẻ có thể hiểu những gì đang xảy ra với những nhân vật và hiểu cảm xúc của chính bản thân mình. Từ đó, sự cảm thông, thấu hiểu với mọi người xung quanh sẽ được hình thành ngay từ khi còn bé.

Cải thiện kỹ năng trò chuyện cho trẻ

Đọc sách cải thiện khả năng tương tác và giao tiếp của trẻ. Trong khi đọc sách cho con, các bé sẽ liên tục hỏi những câu "Vì sao?" nhưng cha mẹ đừng bực dọc, khó chịu nhé! Hãy kiên nhẫn giải thích cho con, đây là việc làm rất tốt.

Bởi sẽ giúp trẻ hiểu được mọi diễn biến trong câu chuyện có thể đã xảy ra với trẻ trong cuộc sống thực. Hãy tìm hiểu tâm lý trẻ bằng cách đặt các câu hỏi như: "Nếu con là nhân vật trong truyện con cảm thấy sao?", "Con sẽ giải quyết như thế nào?"…

Dạy trẻ cách tập trung

Trẻ em thường rất dễ bị phân tâm. Vì vậy, việc đọc sách trước khi đi ngủ cho con có thể rèn cho con sự tập trung và khả năng chú ý. Những đứa trẻ phải lắng nghe và ngồi yên để có thể hiểu được câu chuyện. Điều này giúp trẻ rèn được sự tập trung, bình tĩnh trước mọi việc.

Một số lợi ích khác nữa là tăng khả năng đọc hiểu, tăng tính kỷ luật tự giác, cải thiện thời gian chú ý lâu hơn và khả năng ghi nhớ tốt hơn. Đó là tất cả những kỹ năng hữu ích cho trẻ khi ở trường và trong cuộc sống.

Nguồn: [Link nguồn]

Trước và sau năm 12 tuổi, đây là những gì cha mẹ cần biết để nuôi dạy con trai mình

Trước năm 12 tuổi, cha mẹ cần lập ra một số nguyên tắc. Sau năm 12 tuổi, cha mẹ cần tỏ ra thấu hiểu.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Như Ca ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN