Nghệ thuật nuôi dạy con tóm gọn trong những câu nói đơn giản này

Sự kiện: Dạy con

Dưới đây là những quy tắc được áp dụng trong cuộc sống cũng như khi nuôi dạy trẻ, và cũng có thể coi là một trong những chìa khóa của sự thành công trong tương lai của con.

Sự khác biệt giữa chia sẻ và công kích có thể nhận được những phản ứng cực kỳ khác nhau từ trẻ. Nó, hoặc khiến con cảm thấy an toàn và tin cậy, hoặc gây ra sự khủng hoảng và kích động dẫn đến phản ứng hết sức tiêu cực. Nhà thần kinh học và bác sĩ tâm lý người Áo Victor Frankl từng nói: “Giữa công kích và chia sẻ có một khoảng trống. Trong khoảng trống đó, ai có quyền lựa chọn thái độ của mình và những phản ứng chúng ta sẽ nhận được hoàn toàn phụ thuộc vào thái độ này.” Vì vậy, cha mẹ có thể lựa lời khi nói chuyện với con cái, nếu bạn có thể kiềm chế và đưa ra một thái độ chia sẻ, tin chắc phản ứng bạn nhận được sẽ là những cảm xúc tích cực.

Nghệ thuật nuôi dạy con tóm gọn trong những câu nói đơn giản này - 1

Phản ứng đầu tiên khi gặp các tình huống căng thẳng thường là những lời nói bộc phát, vì thế bạn hãy cố gắng bình tĩnh trước khi mở lời với con. Sự thay đổi từ giọng điệu, khuôn mặt, thái độ trong thời điểm này có tác động rất mạnh đối với trẻ. Dưới đây là một số câu nói quen thuộc cha mẹ cần sửa đổi khi nói chuyện với con.

- Khi con khóc lóc, la hét, cha mẹ quát lên: “Im ngay!”, “Đừng khóc nữa!”, “Bớt rên rỉ đi” ... sẽ khiến trẻ càng gào khóc to hơn, thậm chí không thể dừng lại được và có thể khiến trẻ càng buồn bã, giận dữ. Bạn hãy hít một hơi thật sâu, và nhẹ nhàng nói với con: “Chuyện gì xảy ra với con?”, “Bố mẹ đang lắng nghe đây. Kể cho bố mẹ biết nào.”

- Tuyệt đối đừng nói con bạn là “Ngu ngốc!”. Hãy sử dụng một từ khác nhẹ nhàng hơn, mang nghĩa thông cảm: “Đừng buồn, ai cũng có lúc ngố thế đấy.”

- Nếu con đòi một món đồ của người khác, thay vì quát lên “Đó không phải đồ của con!”, bạn hãy sử dụng những câu nói nhẹ nhàng hơn như: “Cái đó là của bạn rồi. Sao chúng mình không chơi cái này nhỉ?” và đưa cho trẻ một món đồ khác.

- Đừng cáu gắt khi trẻ làm đổ thức ăn, hãy gọi con lấy giẻ lau và hướng dẫn con thu dọn, sau đó bé chắc chắn sẽ cẩn thận hơn và biết tự thu dọn nếu lỡ làm đổ.

- Nếu trẻ đang muốn kể một điều gì nhưng nói năng quá lộn xộn, nói với trẻ rằng “Mẹ chẳng hiểu con đang nói gì cả!” sẽ khiến bé cảm thấy cụt hứng và tủi thân. Thay vào đó, hãy gợi chuyện từ từ để dần hiểu điều trẻ đang muốn nói, điều đó sẽ giúp thu hẹp khoảng cách với con.

- Trách mắng trẻ thậm tệ vì kết quả học tập không tốt sẽ càng làm trẻ ghét việc học. Thay vì thế, hãy nói: “Môn văn của con rất khá đấy, nhưng môn toán có vẻ không ổn. Con không hiểu chỗ nào, có cần mẹ giúp không?”

Hãy nhớ rằng không có quy tắc nào về nuôi dạy con cái khuyến khích bạn công kích, chỉ trích trẻ. Dù ở bất kỳ tình huống nào, sự chia sẻ, thông cảm cũng gây được thiện chí, nhất là với một đứa trẻ đang gặp rắc rối.

10 bài học cuộc sống càng ngẫm càng thấm của đại thiên tài Einstein

Đây là 10 bài học cuộc sốngrất giá trị của Einstein, sẽ giúp con bạn đối mặt với những thách thức trong cuộc sống...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Minh Châu (Theo Your family) ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN