Nếu không muốn thất nghiệp, bạn hãy nghiêm túc trang bị một bộ não nhiều nếp nhăn!

Sự kiện: Giáo dục

“Đến lớp và học hành tử tế đi! Nghiêm túc đấy, trừ khi bạn quá mệt mỏi, nếu không thì việc tốt nghiệp đại học ra trường thất nghiệp hay đi chạy grab là điều tất yếu”, đó là lời khuyên dành cho các sinh viên khi đang ngồi trên ghế giảng đường đại học.

Khi biết tin mình đỗ đại học không ít tân sinh viên vẫn "ngủ quên" với ảo tưởng rằng mình giỏi giang hơn rất nhiều người nên phải nghỉ ngơi để “xả hơi”, thi đại học mình còn làm được chứ nói gì đến học đại học.

Tâm lý xả hơi như một loại axit mạnh dần dần ăn mòn bạn, không qua 1 môn rồi dần dần đến cả 7-8 môn mà không gượng lại được. Rồi bạn dễ dãi thỏa hiệp với bản thân rằng chỉ cần qua môn thôi, điểm số không thể hiện gì cả. Rồi cái gì đến cũng đến, bạn tốt nghiệp với một cái đầu trống rỗng và đến đâu thì nhà tuyển dụng cũng lắc đầu ngao ngán.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Vậy phải làm gì để khi tốt nghiệp nhà tuyển dụng không thể từ chối bộ não nhiều nếp nhăn của bạn?

Bước vào đại học, chúng ta phải bỏ lại đằng sau các yếu tố: môi trường thân thuộc, gia đình, bạn bè, thầy cô... ; tập quen dần với cuộc sống tự lập thay vì lúc nào cũng có bố mẹ ở bên như trước.

Ta phải làm quen dần với bạn mới, trường mới và thiết lập những kế hoạch ngắn hạn, dài hạn với từng bước đi để chạm đến thành công.

Sinh viên năm nhất cảm thấy lạc lõng, nhất là khi nói đến môn học, những con số và điểm chác. Đó là điều tất yếu nhưng chúng ta đừng vì thế mà choáng váng hay xao nhãng. Hãy luôn nhớ rằng: mỗi người đều được thiên phú những tài năng đặc biệt, và bạn có hẳn 4-5 năm để tìm kiếm, khai thác tài năng của mình nơi giảng đường đại học cơ mà.

Sinh viên là tỉ phú thời gian, ai trải qua cũng đều nghiệm ra điều đó, hãy làm tất cả những gì bạn muốn, thử tất cả những công việc bạn tò mò, thích thú. Đừng ngại khó, khổ, những tháng năm này vô cùng quan trọng với bạn, được phép thử, được phép sai lầm trong khả năng có thể. 

Sinh viên chính là thời điểm rất thích hợp để bạn khám phá những khả năng mà của bản thân mà trước đây bạn chưa từng biết. Nếu có đang "lạc trôi" ở một nơi xa thì 4-5 năm đại học là lúc bạn phải hiểu được mình, tìm được con đường của mình, phải trả lời được mình cần gì, mình giỏi thứ gì: kinh doanh, buôn bán, hát, múa, vẽ hay viết...

Hãy làm tất cả để tìm ra phương hướng của bản thân, đừng dật dờ buông thả mình thể để tới tận khi cầm bằng tốt nghiệp vẫn bâng khuâng ở giữa dòng, không biết mình làm được gì, mình có gì, cuộc đời lại gói gọn trong chữ "an phận": không chuyên môn, không đam mê công việc,  không sở thích, sống đời nhạt nhẽo.

Bên cạnh đó, sinh viên năm thứ nhất cũng cần phải nhớ việc học ngoại ngữ là việc vô cùng quan trọng, không thể coi thường, nhất là khi chúng ta đang hội nhập quốc tế trong thời đại công nghệ 4.0 với sự xuất hiện khái niệm “công dân toàn cầu”. Mọi thứ  đều có thể thay đổi đến chóng mặt. Vì vậy, ngoài tiếng Việt, chúng ta phải giỏi thêm một loại ngoại ngữ khác, nhất là tiếng Anh. Giỏi ngoại ngữ thì xác suất tìm được một công việc ổn định với mức thu nhập cao là điều hoàn toàn có thể sau khi chúng ta tốt nghiệp đại học.

Đừng bao giờ tìm lý do vì nghèo, vì không có thời gian, vì khó mà không học. Hãy học từ ngay hôm nay để tìm cơ hội trong tương lai, để khi tốt nghiệp, nhà tuyển dụng không thể từ chối bộ não nhiều nếp nhăn của bạn!

Lớp học miền núi nhưng có 100% học sinh đậu đại học top đầu

Trong Kỳ thi THPT Quốc gia 2019 vừa qua, một lớp học đa phần là học sinh nghèo của một trường huyện thuộc vùng miền núi...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hoàng Thanh ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN