Loại bỏ bạo lực học đường, lắp camera có xong?

“Tại sao chúng ta cứ nghĩ đến mấy việc liên quan đến người lớn và cứ soi nhau như tù nhân với quản ngục thế?”- TS Vũ Thu Hương (ĐH Sư phạm Hà Nội) nêu quan điểm.

Loại bỏ bạo lực học đường, lắp camera có xong? - 1

Sau khi nhiều vụ bạo hành liên tiếp xảy ra trong môi trường giáo dục, có ý kiến cho rằng, việc lắp camera trong trường học là rất cần thiết giúp hạn chế những tiêu cực trong giáo dục. Nó không chỉ giám sát được các hoạt động của thầy và trò mà bản thân giáo viên và học sinh cũng luôn phải ý thức về những hành động của mình trong quá trình thực hiện công việc hàng ngày.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, việc lắp camera trong lớp học là không cần thiết, đó chỉ là cách soi nhau, hành nhau giữa những người lớn, không giải quyết được tận gốc của vấn đề.

Soi nhau như tù nhân

Liên quan đến vấn đề này, TS Vũ Thu Hương (ĐH Sư phạm Hà Nội) nêu quan điểm: tại sao chúng ta cứ nghĩ đến mấy việc liên quan đến người lớn và cứ soi nhau như tù nhân với quản ngục thế?

TS Hương cho rằng, tại sao nhà trường khôngdùng chính việc này để dạy bọn trẻ mà cứ ngồi nghĩ cách soi nhau, hành nhau giữa những người lớn. Trẻ con có phải vật vô tri vô giác đâu, tại sao không từ đó dạy trẻ đâu là đúng, là sai.

“Nếu cô sai, cô đánh học sinh, hãy để cô giáo đứng trước cả lớp, xin lỗi bạn bị đánh và chấp nhận chịu phạt để bọn trẻ hiểu là cô sai cô cũng bị phạt. Mà lần sau biết cách phản ứng nếu cô sa. Chứ việc lắp camera không giải quyết được việc gì”- TS Hương nhấn mạnh.

Đồng tình với TS Vũ Thu Hương, cô giáo Đỗ Thị Dung, giáo viên trường THCS Dương Liễu, Hà Nội cho rằng, cô không đồng tình với việc nếu lắp camera trong lớp học.

Theo cô Dung, vì nếu có camera giám sát, tác dụng giám sát, giảm bạo lực học đường chưa thấy đâu mà có khi “tác dụng phụ”.

“Có khi, chỉ cần quát học sinh mà nói quá có thể bị đưa lên mạng, rồi cho ra mổ xẻ hoặc học sinh cá biệt lại nhân có camera để được nổi tiếng”- cô Dung nói.

Theo ý kiến của một giáo viên trường THPT Phùng Khắc Khoan, Thạch Thất, Hà Nội, việc lắp camera trong lớp học không giải quyết được vấn đề bạo lực học đường. Mà camera cũng có những “góc chết”, cô giáo có ý định đánh giáo viên thì đánh ở đâu chả được. Vấn đề là ở chất lượng giáo viên mà thôi.

Mặt khác, cũng theo giáo viên này, giáo viên giờ lên lớp đã có quá nhiều áp lực từ phụ huynh và học sinh. Nếu lắp camera nữa, thì họ cảm thấy họ như “tù binh”.

Lắp camera: Tăng ức chế, giáo viên dễ mất bình tĩnh?

TS Vũ Thu Hương nêu quản điểm, không nên lắp camera trong lớp học vì nếu lắp, việc này chỉ tạo thêm ức chế cho cô giáo, khiến cô dễ mất bình tĩnh hơn

Thay vì việc lắp camera từng lớp, nên chăng, tập huấn giáo viên và phụ huynh cách dạy trẻ về kỉ luật, đặc biệt là luật pháp.

Ngoài ra, cầntThay đổi tư duy cho họ từ việc giáo viên là trung tâm đến luật lệ luôn áp dụng công bằng cho tất cả mọi người. Nếu trẻ biết luật thì trẻ cũng biết sẽ luôn áp dụng cho tất cả không loại trừ ai.

Cô giáo Đỗ Thị Dung, giáo viên trường THCS Dương Liễu, Hà Nội cho rằng, không nên lắp camera cho tốn kém mà không mấy hiệu quả. Đây chỉ là cách người lớn "xù lông" nên bảo vệ mình chứ chưa phải là cách hay. Thay bằng đó, cần làm sao để tăng kỹ năng sư phạm của nhà giáo.

Ngoài ra, cũng cần có một cơ chế giám sát từ nhà trường: “Việc ban giám hiệu nhà trường hay đi kiểm tra cũng làm giáo viên sợ và cũng có cách để xử sự với học sinh. Ngoài ra, giáo viên tự biết có kỹ năng xử lý tình huống trong giờ dạy của mình, như vậy mới tránh được sai sót xảy ra”- cô Dung nhấn mạnh.

Một giáo viên khác của trường THPT Phùng Khắc Khoăn, Thạch Thất, Hà Nội cho rằng, nhìn lại nghững vụ bạo lực học đường thì thấy, việc lắp camera không phải giải quyết được vấn đề. Điều cần nhất, để giảm thiểu, giáo viên cần được tập huấn kĩ về kĩ năng sư phạm, kĩ năng tình huống và khi có xự việc xảy ra, họ cần phải được tư vấn, như vậy mới tránh được những vụ bạo học đường lực xảy ra.

Nước mắt của người chết hụt vì bạo lực học đường

Nhiều em học sinh cho biết trường học vẫn chưa phải là nơi an toàn khi các em vẫn bị kỳ thị, tẩy chay, bạo lực vì khác...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đỗ Hợp ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN