Điều chỉnh nội dung dạy học lớp 5, lớp 9

Sự kiện: Giáo dục

Theo lộ trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), từ năm học 2021-2022 sẽ triển khai chương trình phổ thông 2018 (chương trình mới) ở lớp 6, từ năm học 2022-2023 ở lớp 10.

Nhiều chuyên gia băn khoăn, liệu học sinh đang học chương trình hiện hành có kịp bắt nhịp với cách học cũng như kiến thức ở chương trình mới khi vào các lớp đầu cấp?

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ, tại hội thảo "Góp ý tài liệu hướng dẫn dạy học các môn học lớp 5, lớp 9 trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018", thừa nhận chất lượng đầu vào lớp 6, lớp 10 là chất lượng đầu ra của lớp 5, lớp 9. Học sinh lớp 6 từ năm học 2021-2022 và lớp 10 từ năm học 2022-2023 sẽ học theo chương trình mới. Do đó, cần chuẩn bị tâm thế và phẩm chất, năng lực cần thiết khác để học sinh lớp 5, lớp 9 ngay từ năm học này đến khi áp dụng chương trình mới sẽ đáp ứng được chuẩn đầu vào của lớp 6, lớp 10.

Theo ông Độ, để làm được điều này, Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo xây dựng tài liệu hướng dẫn dạy học các môn học lớp 5, lớp 9 trong chương trình hiện hành đáp ứng yêu cầu của chương trình mới. Tài liệu này được xây dựng theo hướng so sánh 2 chương trình ở từng môn học để có những điều chỉnh phù hợp. Cụ thể, sẽ bổ sung những nội dung kiến thức có trong chương trình phổ thông mới nhưng không có trong chương trình hiện hành; tinh giản những nội dung kiến thức có trong chương trình hiện hành nhưng không có trong chương trình mới.

Chương trình và sách giáo khoa cho lớp 5, 9 sẽ tinh giản nhiều nội dung

Chương trình và sách giáo khoa cho lớp 5, 9 sẽ tinh giản nhiều nội dung

PGS-TS Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học - Bộ GD-ĐT, cho hay thêm những nội dung kiến thức có trong chương trình hiện hành nhưng không có trong chương trình mới sẽ được tinh giản theo 2 hướng. Trường hợp đó là các nội dung kiến thức học sinh không cần phải sử dụng để học các nội dung kiến thức khác trong chương trình môn học thì không dạy, không thực hiện. Còn nếu đó là các nội dung kiến thức học sinh cần sử dụng để học các nội dung kiến thức liên quan trong chương trình môn học thì "hướng dẫn học sinh tự học" hoặc tích hợp vào bài học.

Đối với các nội dung kiến thức có trong chương trình mới nhưng không có trong chương trình hiện hành thì Bộ GD-ĐT hướng dẫn bổ sung nội dung kiến thức mới vào chương trình môn học hiện hành theo 2 cách. Hoặc là bổ sung, tích hợp vào các nội dung, chủ đề phù hợp để bảo đảm yêu cầu cần đạt theo chương trình mới. Hoặc bổ sung nội dung, chủ đề mới vào thời điểm phù hợp, bảo đảm học sinh có đủ điều kiện về kiến thức, kỹ năng để học thuận lợi. Đối với các nội dung kiến thức có cả trong chương trình hiện hành và chương trình mới nhưng do khác nhau về cách tiếp cận và yêu cầu cần đạt thì sẽ được điều chỉnh từ mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng sang yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực quy định trong chương trình mới.

Nguồn: [Link nguồn]

Thẩm định sách giáo khoa lớp 2 và lớp 6 có gì mới so với bộ sách lớp 1?

Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ thêm các kênh lấy ý kiến góp ý cho bộ sách giáo khoa lớp 2 và lớp 6 để tránh “sạn” như...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Yến Anh ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN