7 phương pháp giáo dục của người Nhật giúp trẻ thành công trong cuộc sống

Sự kiện: Giáo dục

Mặc dù có nhiều điểm tương đồng giữa hệ thống giáo dục Nhật Bản và hệ thống giáo dục các nước khác song vẫn có những khía cạnh giáo dục khiến cho họ trở thành nước có nền giáo dục hiệu quả nhất thế giới.

1. Ngủ được xem là dấu hiệu của sự tận tâm

7 phương pháp giáo dục của người Nhật giúp trẻ thành công trong cuộc sống - 1

Ở Nhật Bản, ngủ gật trong giờ học có thể là hiện tượng phổ biến - tất cả là do các trường học có lịch học rất khắt khe. Trái ngược với các quốc gia khác, ngủ trong lớp có thể được coi là biểu hiện của sự thiếu tôn trọng hoặc lười biếng thì ở Nhật Bản, đây được coi là biểu hiện của sự cống hiến và tận tâm.

2. Trẻ em Nhật Bản không tham gia các kì thi cho đến khi lên lớp 4

7 phương pháp giáo dục của người Nhật giúp trẻ thành công trong cuộc sống - 2

Nghe có vẻ kỳ quặc, nhưng mục tiêu của các trường học ở Nhật Bản trong 3 năm đầu là phát triển tính cách của trẻ và thiết lập cách cư xử tốt chứ không phải đánh giá kiến ​​thức của trẻ. Trẻ em phải học cách rộng lượng, cảm thông và nhân ái. Chúng cũng được dạy những bài học về tôn trọng người khác và phát triển một mối quan hệ với thiên nhiên và động vật.

3. Trẻ em tự dọn dẹp trường học

7 phương pháp giáo dục của người Nhật giúp trẻ thành công trong cuộc sống - 3

Trong khi các trường học ở các nước khác trên thế giới có thuê nhân viên vệ sinh và người trông coi để giữ cho trường học gọn gàng, thì ở Nhật Bản lại không như vậy. Ở đó, học sinh phải chịu trách nhiệm về sự sạch sẽ của lớp học, nhà ăn và thậm chí cả nhà vệ sinh.

Hệ thống giáo dục Nhật Bản tin rằng việc dọn dẹp cùng nhau dạy cho học sinh biết giúp đỡ lẫn nhau và làm việc theo nhóm. Và bằng cách dành thời gian lau bàn, quét và lau sàn, học sinh học cách tôn trọng công việc của mình và công việc của người khác.

4. Học sinh dùng bữa trong lớp cùng giáo viên của mình

7 phương pháp giáo dục của người Nhật giúp trẻ thành công trong cuộc sống - 4

Ở Nhật Bản, quy tắc này được  coi là hữu ích trong việc xây dựng mối quan hệ tích cực giữa học sinh và giáo viên. Trong khi dùng bữa, cô và trò có thể có những cuộc trò chuyện thực sự hữu ích, giúp xây dựng bầu không khí thân thiện hơn.

5. Tham dự hội thảo hoặc các lớp học thêm sau giờ học

Các hội thảo sau giờ học hoặc các trường dự bị rất phổ biến ở Nhật Bản. Ở đó, học sinh có thể học những điều mới ngoài 6 giờ học trong ngày. Các lớp học được tổ chức vào buổi tối và hầu hết học sinh Nhật Bản đều tham gia lớp học này để có thể vào được một trường trung học cơ sở tốt. Và, không giống như nhiều sinh viên trên thế giới, người Nhật học ngay cả trong những ngày cuối tuần và ngày lễ.

6. Học sinh Nhật Bản học thơ và thư pháp

7 phương pháp giáo dục của người Nhật giúp trẻ thành công trong cuộc sống - 5

Thư pháp Nhật Bản, còn được gọi là Shodo, là một hình thức nghệ thuật trong đó mọi người sẽ viết các ký tự kanji có nghĩa (các ký tự Trung Quốc được sử dụng trong hệ thống chữ viết của Nhật Bản) một cách biểu đạt và sáng tạo.

Mặt khác, Haiku là một dạng thơ trong đó những cụm từ đơn giản được sử dụng để truyền tải những cảm xúc sâu sắc đến người đọc. Thể thơ này được coi là có tính trí tuệ, trị liệu và thẩm mỹ. Cả hai lớp học này đều dạy trẻ em tôn trọng truyền thống hàng thế kỷ và đánh giá cao nền văn hóa của đất nước.

7. Học sinh mặc đồng phục cả tuần

7 phương pháp giáo dục của người Nhật giúp trẻ thành công trong cuộc sống - 6

Quy định đồng phục ở hầu hết các trường trung học cơ sở ở Nhật Bản nhằm xóa bỏ các rào cản và giúp thúc đẩy ý thức cộng đồng, gia đình và sự đoàn kết giữa các học sinh. Quy định về trang phục cho phép học sinh tập trung sự chú ý vào việc học tập và phát triển và cũng khuyến khích trẻ em theo đuổi sự thể hiện bản thân thông qua các cách thức khác ngoài quần áo.

Nguồn: [Link nguồn]

6 bí mật trong hệ thống giáo dục Nhật Bản giúp trẻ thành công trong cuộc sống

Trong hệ thống giáo dục Nhật Bản có những quy định rất kỳ lạ nhưng lại cực kỳ hữu ích cho sự phát triển của một học sinh.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hà Thương (Theo Brightside) ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN