Từ một đồ tể, Trương Phi có bản lĩnh gì để làm võ tướng máu mặt của Lưu Bị?

Trương Phi thường gắn liền hình ảnh võ tướng tính nóng như lửa, bản chất thật thà, suy nghĩ đơn giản nhưng ít ai biết rằng ông còn là một người đa tài.

Trương Phi một trong ngũ hổ tướng nhà Thục Hán. Ông đã từng kết nghĩa huynh đệ với Lưu Bị và Quan Vũ rồi cùng 2 người anh em chinh chiến khắp bốn phương. Tuy nhiên, ít ai biết rằng vị tướng hàng đầu thời Tam Quốc này lại có xuất thân thường dân, từng làm nghề đồ tể, buôn rượu.

Xuất thân từ kẻ buôn rượu, đồ tể

Trước khi gặp Lưu Bị và Quan Vũ, Trương Phi là một đồ tể chính hiệu. Theo Sina, đồ tể không phải là nghề ai cũng làm được. Người làm nghề này cần sử dụng sức lực của mình để khống chế con vật. Trương Phi nhờ vào hoàn cảnh này mà đã luyện nên khí lực mạnh mẽ. Theo sử sách ghi lại, Trương Phi có thể khiêng hơn 1 tạ thịt lợn, đi bộ như bay, khả năng sử dụng dao thành thạo. Vậy nên khi tòng quân, kinh nghiệm này giúp Trương Phi như "hổ thêm cánh".

Trương Phi có xuất thân làm nghề đồ tể và buôn rượu.

Trương Phi có xuất thân làm nghề đồ tể và buôn rượu.

Hơn nữa, Trương Phi không chỉ có sức mạnh mà có nền tảng võ thuật từ trước. Các thế hệ nhà Trương Phi đều làm nghề đồ tể, điều kiện kinh tế giàu có hơn các gia đình khác trong làng. Ngay từ nhỏ, ông thích múa đao luyện côn và từng bái vị sư phụ 70 tuổi học võ.

Về "lý lịch" của danh tướng Trương Phi, ở tập đầu của "Tam quốc diễn nghĩa" 1994, nhân vật này đã có một đoạn tự thuật : "Tôi họ Trương tên Phi, tự là Dực Đức, ở Trác quận đã lâu đời. Gia tư có ít ruộng, vườn, trại và mở ngôi hàng nấu rượu, mổ heo. Tôi chỉ thích kết giao với hào kiệt trong thiên hạ".

Trương Phi tuy nóng nảy nhưng thật thà.

Trương Phi tuy nóng nảy nhưng thật thà.

Thông qua chi tiết trên, không khó để nhận thấy trước khi kết nghĩa và đi theo phò tá Lưu Bị, Trương Phi cũng có cuộc sống buôn bán bình thường như thường dân khác. Vì muốn để nhân vật phù hợp với hình tượng của phường buôn rượu, mổ lợn, La Quán Trung đã cố tình gán cho vị tướng họ Trương một thân hình cao lớn cùng nét tính cách nóng nảy, lỗ mãng.

Mãnh tướng tài giỏi của Lưu Bị

Khi còn trẻ, Trương Phi đã gặp gỡ và kết giao với Lưu Bị và Quan Vũ. Ba người rất thân thiết với nhau, coi nhau như anh em một nhà. Năm 184, Lưu Bị khởi binh giúp nhà Hán chống quân khởi nghĩa Khăn Vàng, Trương Phi và Quan Vũ đi theo giúp sức. Trương Phi không chỉ có võ nghệ siêu phàm mà còn dũng cảm hơn người, không sợ cái chết. Ông cầm bát xà mâu, cưỡi ô mã đạp tuyết khiến quân địch khiếp sợ.

Tạo hình Trương Phi của Lý Tĩnh Phi trong "Tam quốc diễn nghĩa" 1994.

Tạo hình Trương Phi của Lý Tĩnh Phi trong "Tam quốc diễn nghĩa" 1994.

Trong trận Đương Dương - Trường Bản, quân Lưu Bị thua, bỏ chạy. Huyền Đức sai Trương Phi dẫn 20 kỵ binh chặn hậu, cản quân Tào. Trương Phi chờ Lưu Bị và những người khác sang sông rồi đứng chờ trên cầu Trường Bản. Ông phá bỏ cầu, cầm mâu nghênh địch. Quân Tào phần sợ Trương Phi, phần ngại ông có kế khác nên không dám sang sông. Nhờ đó, Lưu Bị và thủ hạ chạy thoát đến Hán Tân. Trận đấu này đã khẳng định được chữ “dũng” của Trương Phi.

Năm Kiến An thứ 18 (năm 213), Trương Phi dẫn binh cùng Gia Cát Lượng từ Kinh Châu tiến vào Thục để viện trợ cho Lưu Bị. Lúc này, Lưu Bị đang bị Trương Nhiệm truy đuổi, gần như bị bắt. Trương Phi đã xuất hiện kịp thời và giải cứu thành công cho  uynh đệ. Ngoài ra, Nghiêm Nhan nghe tin Trương Phi dẫn binh vào Ba Thục thì ráo riết chuẩn bị để nghênh chiến.

Video: Cảnh Trương Phi (Lý Tĩnh Phi) khiến quân Tào hoảng sợ bỏ chạy ở Trường Bản trong "Tam quốc diễn nghĩa" 1994.

Đương nhiên, Nghiêm Nhan không thể đấu lại Trương Phi và phải chịu thất bại thảm hại. Ban đầu, Trương Phi vô cùng phẫn nộ trước sự ương ngạnh của Nghiêm Nhan nhưng cuối cùng, ông lại khâm phục vì đối thủ quá quật cường, không tham sống sợ chết và không chịu hạ mình trước quân thù. Cuối cùng, Trương Phi đã không giết Nghiêm Nhan vì ái mộ nhân tài. Hành động này đã thể hiện chữ “nghĩa” trong bản chất của Trương Phi.

Trận cuối cùng là trận chiến với Trương Cáp. Trương Phi phụng mệnh đóng quân ở Ngõa Khẩu quan, quân Tào phái Tào Hồng, Hạ Hầu Uyên, Trương Cáp phát động tấn công Trương Phi. Ông chỉ dùng chưa đến một canh giờ đã tiêu diệt quân Tào. Bởi vậy có thể thấy, Trương Phi với tư cách mãnh tướng Tam quốc cũng không phải là hư danh.

Trương Phi, Quan Vũ và Lưu Bị là anh em thân thiết.

Trương Phi, Quan Vũ và Lưu Bị là anh em thân thiết.

Tuy Trương Phi tài trí không bằng Lưu Bị, cũng kém Quan Vũ một chút về phần trung nghĩa. Thời Tam quốc cũng có rất nhiều tướng lĩnh mạnh mẽ hơn Trương Phi, chẳng hạn như Lữ Bố. Đáng tiếc "Chiến thần" không biết chọn người đi theo, cuối cùng vẫn chết thảm dưới đao của Tào Tháo.

Nếu đặt dưới trướng Tào Tháo, Trương Phi chỉ có thể coi là một võ tướng bình thường, không được trọng dụng. Bởi Tào Tháo nổi tiếng là "thà ta phụ người trong thiên hạ, đừng để thiên hạ phụ ta", còn Lưu Bị thì luôn quan niệm "huynh đệ như tay chân, thê tử như áo liền quần". Qua đó có thể thấy, Trương Phi có thể trở thành mãnh tướng Tam quốc, Lưu Bị cũng góp phần công lao rất lớn.

Hoạ sát thân từ sự nóng nảy

Trương Phi có một khuyết điểm chí mạng, đó là tính cách bốc đồng, lỗ mãng. Lưu Bị cũng từng nhiều lần góp ý cho người anh em sửa chữa tật xấu này nhưng ông không nghe. Sau khi Quan Vũ bị Tôn Quyền giết, Trương Phi nóng lòng báo thù nhưng chưa có cơ hội nên chán nản, thường xuyên uống rượu và đánh đập quân lính khi họ phạm lỗi. Năm 221, Lưu Bị lên ngôi hoàng đế, phong Trương Phi làm Xa kỵ tướng quân kiêm Tư Lệ hiệu úy, cầm quân bản bộ xuất phát từ Lãng Trung đến Giang châu hội binh với Lưu Bị để đánh Đông Ngô, báo thù cho Vân Trường.

Lý Tĩnh Phi bị thuộc hạ sát hại vì tính cách lỗ mãng, nóng nảy.

Lý Tĩnh Phi bị thuộc hạ sát hại vì tính cách lỗ mãng, nóng nảy.

Trong "Tam quốc diễn nghĩa" 1994 kể lại, Trương Phi (Lý Tĩnh Phi) bắt hai tướng Trương Đạt và Phạm Cương phải gấp rút may đủ áo giáp trắng để tang Quan Vũ trong thời gian ngắn. Hai người báo lại việc này khó hoàn thành thì bị Phi sai người đánh đập, ra lệnh nhất thiết phải làm xong. Vì lo sợ bị giết, hai người chờ Trương Phi uống rượu, ngủ say rồi lẻn vào trướng, sát hại. Sau đó, Trương Đạt và Phạm Cương trốn sang Đông Ngô.

Giống với nguyên tác, ngoài đời "Trương Phi" Lý Tĩnh Phi qua đời vì sau cái chết của "nhị ca" Lý Thục Minh. Đầu tháng 11/2022, khi nam diễn viên Lục Thụ Minh (thủ vai Quan Vũ) qua đời, Lý Tĩnh Phi không chịu nổi cú sốc tinh thần, dẫn đến bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn. Với cảm xúc không ổn định, ông chỉ nhìn lên trần nhà, hai mắt vô thần. Vì nam diễn viên đau buồn quá mức, các bác sĩ lo lắng ông sẽ tự làm tổn thương chính mình nên phải buộc hai tay của Lý Tĩnh Phi lại.

Lý Tĩnh Phi (Trương Phi) và Lục Thụ Minh (Quan Vũ) là anh em thân thiết trong phim lẫn ngoài đời.

Lý Tĩnh Phi (Trương Phi) và Lục Thụ Minh (Quan Vũ) là anh em thân thiết trong phim lẫn ngoài đời.

Lý Tĩnh Phi sinh năm 1957 tại tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc). Ông hoạt động chủ yếu trên sân khấu kịch và chỉ đóng khoảng 10 bộ phim. Trong đó, vai diễn ấn tượng nhất của ông là Trương Phi trong phim "Tam Quốc diễn nghĩa" năm 1994. Theo Sina, điều kiện quay phim kham khổ, khi đó Lý Tĩnh Phi chỉ nhận được 180 NDT (hơn 622 nghìn đồng) cho một tập phim. Ngoại trừ vai trò diễn viên, ông còn đảm nhiệm cả khâu hậu cần, nấu ăn cho các nhân viên.

Lúc trung niên, nam diễn viên đột quỵ, phải ngồi xe lăn, gia đình không có điều kiện chữa trị. Sau đó, ông còn trải qua 3 lần xuất huyết não dẫn đến tình trạng nằm liệt giường. Lý Tĩnh Phi còn phải chạy thận nhân tạo do suy thận. Vì vậy, tình hình sức khỏe của ông không khả quan.

Nguồn: [Link nguồn]

Mỹ nhân khiến Quan Vũ rung động nhưng bị Tào Tháo ”hớt tay trên”

Dù là người không hề ham mê nữ sắc nhưng Quan Vân Trường cũng đã từng một lần rung động vì mỹ nhân này.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyệt Lương (Theo Sina, Sohu) ([Tên nguồn])
Diễn viên Tam Quốc Diễn Nghĩa 1994 giờ ra sao? Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN