Tam Quốc diễn nghĩa: Vì sao mặt Quan Vũ lúc nào cũng "đỏ phừng phừng"?

Tương truyền, Quan Vũ vốn có nước da trắng trẻo, khôi ngô chứ không đỏ rực. Dung mạo của ông chỉ biến đổi sau một lần chạy trốn sự truy sát.

Quan Vũ (Quan Công) là tướng lĩnh oai phong lẫm liệt nổi tiếng thời Tam Quốc. Hình tượng của ông đã được tiểu thuyết hóa trong tác phẩm "Tam quốc diễn nghĩa" của La Quán Trung. Xoay quanh cuộc đời vị võ tướng này, có rất nhiều giai thoại kỳ bí và thú vị.

Bí ẩn về tướng mạo đặc biệt mặt đỏ, râu tóc dài của Quan Công

Trong "Tam Quốc diễn nghĩa", Quan Vũ được miêu tả sở hữu khuôn mặt màu đỏ như gấc, râu dài, trên tay cầm cây Thanh long Yển Nguyệt bảo đao và cưỡi ngựa Xích Thố. Tuy nhiên, theo truyền thuyết dân gian, Quan Vũ vốn là người trắng trẻo, thư sinh, râu tóc không dài. Dung mạo của ông thực sự chỉ biến đổi sau khi bị truy sát.

Theo truyền thuyết, Quan Vũ có gương mặt đỏ như gấc vì bôi máu gà.

Theo truyền thuyết, Quan Vũ có gương mặt đỏ như gấc vì bôi máu gà.

Nước da đỏ rực của Quan Vũ gắn liền với điển tích bôi máu gà. Trong một lần bị quan binh truy sát, ông trốn chạy tới vùng núi non hun hút. Tại đây, một sơn nữ đang ngồi trước cửa nhà thêu thùa bỗng trông thấy người anh hùng gặp nạn, vội bảo ông lên giường giả bệnh. Cô gái giết một con gà trống, bôi tiết khắp mặt Quan Vũ, rồi cắt tóc mình gắn quanh miệng ông. Nhờ vậy, Quan Công thoát nạn. Từ đó về sau, làn da của ông cứ mãi ửng lên sắc đỏ lạ kỳ và mái tóc của cô sơn cước nọ cũng trở thành bộ râu quắc thước của ông.

Một giai thoại khác cũng được lưu truyền về tướng mạo đặc biệt của Quan Công. Khi đó, ông bị truy sát và chạy tới bên bờ sông rồi tình cờ gặp một bà lão. Vừa gặp, bà lão liền khuyên ông tự đập vào mũi mình. Nghe thấy lời khuyên có lý, Quan Vũ liền dùng tay đấm mạnh vào mũi khiến cho da trở thành màu đỏ rồi cắt tóc dính lên miệng giả làm râu. Nhờ thế mà Quan Vân Trường thoát chết, ông lập tức đa tạ bà lão nhưng bà đã biến mất từ lâu. Người ta đồn rằng, bà lão ấy chính là Quan Thế Âm Bồ Tát hóa thành.

Quan Vân Trường vốn là đầu thai của Xích Long Tinh.

Quan Vân Trường vốn là đầu thai của Xích Long Tinh.

Một truyền thuyết khác kể rằng, Quan Vân Trường vốn là rồng đỏ – Xích Long Tinh, sống ở thiên cung. Thời đó, dân một vùng vì làm trái ý Ngọc Hoàng nên bị phạt chịu cảnh hạn hán kéo dài, dẫn đến nạn đói. Xích Long biết điều này nhưng khi dân chúng kêu cứu, ngài thương xót nên đã tự ý làm mưa, trái với ý trời.

Thượng đế sai binh tướng đi tiêu diệt Xích Long. Ngài chạy trốn đến một ngôi chùa, vị trụ trì lấy cái chuông úp lại, dặn các đệ tử trong chừng ấy ngày không được mở ra. Tuy nhiên, các vị sư không kìm được tính tò mò nên đã mở ra xem. Điều này khiến Xích Long phải chịu nạn đầu thai xuống trần.

Theo cách lý giải khác, hình tượng Quan Công được xây dựng nhờ trí tưởng tượng của các văn nhân thời phong kiến. Họ căn cứ theo những truyền thuyết trong dân gian và "tô" sắc đỏ cho gương mặt của vị anh hùng cái thế này. Điển hình là nhân vật Quan Công trong "Tam quốc diễn nghĩa" của La Quán Trung.

Hình tượng Quan Công kinh điển nhất màn ảnh

Với vai diễn Quan Vũ trong “Tam quốc diễn nghĩa 1994”, Lục Thụ Minh gắn với biệt danh “Quan công sống”. Theo Sohu, dù sau này có nhiều diễn viên thể hiện nhân vật lịch sử kinh điển này như Vu Vinh Quang, Chân Tử Đan, Địch Long, Hàn Canh..., nhưng phiên bản của Lục Thụ Minh vẫn ghi dấu ấn sâu đậm nhất trong lòng khán giả. Nhiều người hâm mộ yêu mến nam diễn viên đến mức lấy ảnh trong phim của ông để thay ảnh thờ Quan Vũ trong nhà.

Tạo hình Quan Công của Lục Thụ Minh trong "Tam quốc diễn nghĩa 1994"

Tạo hình Quan Công của Lục Thụ Minh trong "Tam quốc diễn nghĩa 1994"

Trong cuốn tự truyện “Tôi gặp Quan Công” được xuất bản năm 2015, Lục Thụ Minh chia sẻ rằng, bộ phim “Tam quốc diễn nghĩa” là cứu tinh của cuộc đời ông. Vì đóng Quan Công, Lục Thụ Minh nhiều lần phải chịu đau đớn khi hóa thân nhân vật lịch sử. Ông phải dùng khăn quấn chặt đầu, tạo cho mắt thật xếch đúng với hình tượng Quan Vũ trong nguyên tác. Hàng ngày, việc hóa trang phải lặp lại nhiều lần khiến da mặt ông mưng mủ và chảy máu.

Ngoài ra, Lục Thụ Minh từng bị 6 lần ngã ngựa, nặng nhất là trong cảnh quay ba huynh đệ băng sông. Cú ngã khiến ông phải nhập viện cấp cứu. Nhớ lại tình cảnh lúc đó, Lục Thụ Minh chia sẻ ông được một đồng nghiệp ghì chặt trên giường bệnh, miệng cắn chặt cây đũa.

Lục Thụ Minh hy sinh rất nhiều cho vai diễn "Võ thánh" Quan Công.

Lục Thụ Minh hy sinh rất nhiều cho vai diễn "Võ thánh" Quan Công.

Lúc bác sĩ dùng kim to đâm vào lưng chích lấy máu bầm, vì quá đau, Lục Thụ Minh đã la hét ầm ĩ. Bác sĩ tức giận liền mắng: "Quan Công có bị cạo xương cũng không gào, còn bình tĩnh chơi cờ nữa cơ mà". Ngay lập tức nam diễn viên hét lên: "Nhưng tôi không phải là Quan Công". Hành động của Lục Thụ Minh khiến mọi người xung quanh vừa thấy tội vừa buồn cười.

Sự cống hiến hết mình vì nghệ thuật của ông nhận được sự khâm phục của khán giả. Sau khi bộ phim "Tam Quốc diễn nghĩa" được lên sóng, tên tuổi của nam diễn viên nổi tiếng khắp Trung Quốc. Ở tuổi U70, Lục Thụ Minh chủ động giải nghệ vì lý do sức khỏe yếu. Hơn nữa, bởi trí nhớ giảm sút, ông không thể thuộc hết lời thoại trong phim. Sau khi nghỉ hưu, Lục Thụ Minh dành thời gian tận hưởng cuộc sống bên người vợ kém 11 tuổi.

Lục Thụ Minh qua đời ở tuổi 66.

Lục Thụ Minh qua đời ở tuổi 66.

Hôm 1/11, truyền thông Hoa ngữ đưa tin Lục Thụ Minh đột ngột qua đời khiến nhiều người thương tiếc. Theo Sina, nam diễn viên gạo cội ra đi ở tuổi 66 vì cơn nhồi máu cơ tim. Hiện tại, phía gia đình đang hoàn tất thủ tục tang lễ cho nam nghệ sĩ. Trên mạng xã hội, nhiều đồng nghiệp, bạn bè cũng như người hâm mộ bày tỏ sự bất ngờ và thương tiếc trước thông tin ngôi sao "Tam Quốc diễn nghĩa" qua đời.

Nguồn: [Link nguồn]

”Quan Vũ đẹp nhất lịch sử điện ảnh” đột ngột qua đời ở tuổi 66

Thông tin vừa chia sẻ trên mạng xã hội Trung Quốc đã được xác thực cách đây 1 tiếng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyệt Lương (Theo Sina, Sohu) ([Tên nguồn])
Diễn viên Tam Quốc Diễn Nghĩa 1994 giờ ra sao? Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN