Những nghệ sĩ khai phá sơn mài theo cách riêng khiến khán giả trầm trồ

10 họa sĩ "Dạo bước qua vùng đất của sơn mài" tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

"Dạo bước qua vùng đất của sơn mài" là không gian nghệ thuật được mở cửa tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam từ ngày 2/8 đến ngày 8/8 quy tụ những bức tranh sơn mài đặc sắc của 10 họa sĩ tham gia triển lãm.

Những nghệ sĩ khai phá sơn mài theo cách riêng khiến khán giả trầm trồ - 1

Triển lãm "Dạo bước qua vùng đất của sơn mài" thu hút đông đảo khách yêu nghệ thuật

Triển lãm "Dạo bước qua vùng đất của sơn mài" thu hút đông đảo khách yêu nghệ thuật

Khi mời 10 họa sĩ, giám tuyển Vân Vi và các thành viên không gian nghệ thuật The Muse đã cân nhắc rất kỹ các thế mạnh riêng của họ trên sơn mài, để có thể góp phần vào sự thưởng thức dành cho mọi người tại triển lãm.

10 họa sĩ tên tuổi gồm cả hai thế hệ, tiếp nối và phát huy, với mong muốn mang đến cho khán giả yêu nghệ thuật một không gian đẹp khi đến thưởng lãm tranh sơn mài. Những tên tuổi gồm họa sĩ Lý Trực Sơn, Triệu Khắc Tiến, Phan Cẩm Thượng, Nguyễn Quang Trung, Vũ Văn Tịch, Phạm Trà My, Nguyễn Xuân Lục, Nguyễn Thị Quế, Đỗ Thị Kim Đoan, Nguyễn Thị Thúy Nguyệt.

Khán giả đến chụp hình cùng họa sĩ trong triển lãm

Khán giả đến chụp hình cùng họa sĩ trong triển lãm

Họa sĩ Lý Trực Sơn là người thành lập nhóm “Sơn ta” và được nhiều đồng nghiệp trong giới công nhận là hàng họa sĩ đứng đầu của nghệ thuật sơn mài đương thời.

Ông chia sẻ: “Tôi thấy rằng cái mà Đông Dương làm mà chưa đủ, đương thời hình như đang sai lệch… nên đã tự đặt ra nhiệm vụ cho mình là tiếp nối thời kỳ Đông Dương theo một cách khác, ít giới hạn hơn, gần với thế giới hơn".

“Người ta nói rằng tôi vẽ rất tự do nhưng thực ra tôi làm việc trong một kỷ luật thép. Mỗi bức tôi đều vẽ với sự kính cẩn, thậm chí vẽ đi vẽ lại nhiều lần, thậm chí trên chính nó. Để tạo ra được một hiệu quả nghệ thuật mà mình mong muốn, có lẽ tôi đã vô cùng nỗ lực, có lẽ đối với tôi, nó khó hơn là công phu. Tôi luôn biết rằng mình chưa đi được đến nơi mình mong muốn, nhưng nơi tôi mong muốn luôn ở phía trước tôi…” - Họa sĩ Lý Trực Sơn nói.

Đến với triển lãm lần này, họa sĩ Lý Trực Sơn mang tới bộ ba tác phẩm sơn mài có tựa đề “Ngân hà” kích thước 92x73cm. Chủ đề của cả 3 bức tranh nude là hình ảnh người phụ nữ, được ông sáng tác trong giai đoạn từ 2000-2019. “Đây là nghệ thuật cô đọng”, Francis – Phó Chủ tịch Hiệp hội giáo viên mỹ thuật Pháp nhận xét về những bức tranh.

2 trong số 3 bức tranh của họa sĩ Lý Trực Sơn được trưng bày ở triển lãm

2 trong số 3 bức tranh của họa sĩ Lý Trực Sơn được trưng bày ở triển lãm

3 bức tranh là một gạch nối giữa giai đoạn sáng tác hiện thực và trừu tượng của họa sĩ Lý Trực Sơn. Ông nói mình có nỗi ám ảnh trong tranh về phụ nữ: “Tôi thành kính đối với thế giới của những người phụ nữ trong tranh mà tôi vẽ”. 3 bức đều lấy cảm xúc từ thơ ca Pháp, trong một câu thơ “Dải ngân hà là em của ánh sáng”.

Những nghệ sĩ khai phá sơn mài theo cách riêng khiến khán giả trầm trồ - 5

Những tác phẩm hội họa sơn mài được cân nhắc kỹ khi chọn đưa vào triển lãm

Những tác phẩm hội họa sơn mài được cân nhắc kỹ khi chọn đưa vào triển lãm

Bên cạnh đó, nhiều bức tranh sơn mài ấn tượng của các họa sĩ nổi tiếng đã thu hút sự chú ý của khán giả yêu nghệ thuật. Triệu Khắc Tiến là tiến sĩ chuyên ngành về nghệ thuật sơn mài duy nhất tại Việt Nam vào thời điểm hiện tại. Ông là đại diện của Việt Nam trong hầu hết các hội thảo về sơn mài quốc tế. Ông mang đến triển lãm bức "Xuân núi rừng", "Đêm tĩnh", "Tình nhân".

Bức "Xuân núi rừng" của họa sĩ Triệu Khắc Tiến

Bức "Xuân núi rừng" của họa sĩ Triệu Khắc Tiến

Phan Cẩm Thượng (1957) là họa sỹ, đồng thời cũng được công nhận là nhà văn hóa có ảnh hưởng nhất tại Việt Nam trong vòng 20 năm vừa qua. Có thể nói việc họa sĩ xuất hiện trong triển lãm “Dạo bước qua vùng đất của sơn mài” như một đại diện cho việc kế thừa lối sơn thếp cổ, đưa vào trong các sáng tác nghệ thuật trên sơn mài.

Bức “Quan Âm Thị Kính” của họa sĩ Phan Cẩm Thượng

Bức “Quan Âm Thị Kính” của họa sĩ Phan Cẩm Thượng

“Tôi làm sơn mài theo lối người ta làm tượng Phật cổ. Lối này có các tiêu chí rõ ràng như khối phải đầy, mầu phải no, đạt đến độ “đẹp vàng son, ngon mật mỡ” mới chịu thôi. Sơn ta kiểu cũ thì lâu khô nhưng cho hiệu quả trong như nước. Nhưng cuối cùng thì nên hiểu rằng sơn mài là lối vẽ, chứ không phải là vật liệu, vật liệu thì không nói lên điều gì cả.”- Họa sĩ Phan Cẩm Thượng chia sẻ. Bức “Quan Âm Thị Kính” của ông được đặt trang trọng tại triển lãm.

Ngoài ra đến với triển lãm, khán giả ấn tượng với bức “Không vang”, “Chim Việt” của họa sĩ Nguyễn Quang Trung, bức “Góc vườn” của họa sĩ Đỗ Thị Kim Đoan, bức “Hoa chuối”, “Hoa sen” của họa sĩ Nguyễn Thị Quế, “Vườn mộng mơ” của họa sĩ Phạm Trà My, “Mặt hồ tĩnh lặng”, “Dòng chảy” và “Trầm tích” của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục, bức “Tĩnh tại” của họa sĩ Nguyễn Thị Thúy Nguyệt…

Một số bức tranh được trưng bày ở triển lãm:

"Vườn mộng mơ" - Họa sĩ Phạm Trà My

"Vườn mộng mơ" - Họa sĩ Phạm Trà My

"Tình nhân" - Họa sĩ Triệu Khắc Tiến

"Tình nhân" - Họa sĩ Triệu Khắc Tiến

"Đêm tĩnh" - Họa sĩ Triệu Khắc Tiến

"Đêm tĩnh" - Họa sĩ Triệu Khắc Tiến

"Không vang" - Họa sĩ Nguyễn Quang Trung

"Không vang" - Họa sĩ Nguyễn Quang Trung

"Trầm tích" - Họa sĩ Nguyễn Xuân Lục

"Trầm tích" - Họa sĩ Nguyễn Xuân Lục

"Tâm An Lạc" - Họa sĩ Vũ Văn Tịch

"Tâm An Lạc" - Họa sĩ Vũ Văn Tịch

"Hoa sen" - Họa sĩ Nguyễn Thị Quế

"Hoa sen" - Họa sĩ Nguyễn Thị Quế

"Góc vườn" - Họa sĩ Đỗ Thị Kim Đoan

"Góc vườn" - Họa sĩ Đỗ Thị Kim Đoan

"Chuếnh choáng" - Họa sĩ Nguyễn Thị Thúy Nguyệt

"Chuếnh choáng" - Họa sĩ Nguyễn Thị Thúy Nguyệt

Nguồn: [Link nguồn]

Sự thật đằng sau con số 67.000 khán giả đi xem concert BLACKPINK ở Hà Nội

"Có lẽ làng giải trí Việt phải học điều này nhiều nhất. Bởi tư duy của chúng ta vẫn rất manh mún, ngắn hạn để nghĩ đến những điều xa như làng giải trí Hàn Quốc",...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thu Vũ ([Tên nguồn])
Hậu trường những ngôi sao Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN