"Người phán xử lồng tiếng như phim Hồng Kông" và nhiều phim Việt mắc lỗi hài hước

Đoạn hội thoại của cha con Phan Quân, Phan Hải được lồng tiếng theo giọng phim Hồng Kông gây nhiều tranh cãi.

Mới đây trong tập 16 của phim truyền hình Người Phán Xử, phần lồng tiếng bằng giọng miền Nam được đưa vào gây nên nhiều tranh cãi.

Đoạn phim Người Phán Xử được lồng tiếng giọng miền Nam

Ngay khi trích đoạn này được đăng tải đã có hơn 74.000 lượt xem và bình luận. Đoạn nói chuyện giữa hai cha con ông trùm Phan Quân (nghệ sĩ Hoàng Dũng) và Phan Hải (Việt Anh) về vụ con rơi được chuyển sang giọng lồng tiếng miền Nam. Không ít cư dân mạng nhận xét, kiểu lồng tiếng này giống phim Hồng Kông.

Việc chuyển đổi từ giọng Bắc sang việc lồng tiếng miền Nam khiến khán giả có phần hụt hẫng. Nhiều người xem bình luận điều này không phù hợp với diễn viên trong phim là người miền Bắc. Tuy nhiên đây là dự án lồng tiếng được nhà đài thực hiện cho khán giả miền Nam.

Không ít khán giả chia sẻ, họ “mất cảm xúc” vì nghe giọng lồng tiếng kiểu này. Đây cũng phải lần đầu tiên phim Việt bị chê trách về khâu lồng tiếng.

"Người phán xử lồng tiếng như phim Hồng Kông" và nhiều phim Việt mắc lỗi hài hước - 1

Ngoài việc lồng tiếng, Người Phán Xử còn gây tranh cãi vì việc súng quấn chằng chịt vẫn bắn được

Nếu như trên thế giới, việc sản xuất phim lấy ngay giọng thật của diễn viên thì ở Việt Nam, quy trình làm phim chủ yếu lồng tiếng rồi phát sóng. Điều này trở nên lỗi thời so với các nước bạn. Ngay cả Malaysia cũng đã bỏ hình thức này 12 năm nay.

"Người phán xử lồng tiếng như phim Hồng Kông" và nhiều phim Việt mắc lỗi hài hước - 2

Một cảnh phim Zippo, Mù tạt và em bị soi lỗi lồng tiếng vì sinh viên sinh ra tại Đà Nẵng lại nói giọng miền Bắc

Việc lồng tiếng không chỉ khiến việc sản xuất mất thêm thời gian, công sức và chi phí mà còn nảy sinh nhiều lỗi sai. Trong phim Zippo, Mù tạt và em, khán giả tỏ ra không hài lòng về những “hạt sạn” thuộc khâu này.

Các diễn viên quần chúng là sinh viên sinh sống, lớn lên ở Đà Nẵng lại nói giọng miền Bắc là điều phi thực tế. Hay như cô bán hàng ở chợ, bạn học cùng lớp, bạn trọ… cũng đều nói giọng Bắc khi bối cảnh phim diễn ra tại thành phố miền Trung.

Việc lồng tiếng cho khớp khẩu hình nói của diễn viên cũng đôi khi bị chệch. Nhã Phương là người miền Nam nhưng được lồng tiếng miền Bắc giống với các diễn viên khác như Hồng Đăng trong Zippo, Mù tạt và em.

Khi hai diễn viên là người Việt Nam và Hàn Quốc nhưng việc lồng tiếng cùng quy chung về một kiểu giọng miền Bắc của Việt Nam khiến người xem thấy rõ sự chênh lệch giữa âm và hình khi phát sóng phim Tuổi thanh xuân.

"Người phán xử lồng tiếng như phim Hồng Kông" và nhiều phim Việt mắc lỗi hài hước - 3

Việc lồng tiếng trong Tuổi thanh xuân cũng không khớp khẩu hình nói của diễn viên người Hàn

Lồng tiếng đã khó, nhân lực trong lĩnh vực này lại còn thiếu thốn. Theo NSND Khải Hưng hiện nay thị trường lồng tiếng phim Việt ở miền Bắc chỉ có 5 kíp với khoảng 40 diễn viên lồng tiếng.

Nhiều khi khán giả bật tivi vừa nghe thấy giọng của nghệ sĩ Lan Hương trong vai mẹ chồng của Sống chung với mẹ chồng, chuyển sang kênh khác lại thấy tiếng cô lồng cho một nhân vật khác.

Việc lồng tiếng thiếu tự nhiên không còn là chuyện hiếm trên màn ảnh Việt. Song với chính các phim thu tiếng thật của diễn viên ở trường quay cũng không tránh khỏi nhiều bất cập. Từ việc cách hội thoại của diễn viên chưa nhập tâm vào cảm xúc nhân vật đến những sai sót về tạp âm của phim trường… khiến bộ phim không hoàn hảo.

Cảnh tắm tưởng chừng trần trụi đã diễn ra thế này!

Hậu trường cảnh tắm phim Trung Quốc khiến nhiều người “cười ra nước mắt“.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tiểu Nhi ([Tên nguồn])
Người phán xử Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN