"Kỹ nữ vạn người mê" khiến hoàng đế đào hầm bí mật đến lầu xanh tìm gặp

Không chỉ có nhan sắc xuất chúng, kỹ nữ này còn tinh thông cầm, kỳ, thi, họa khiến cho vô số vương tôn, công tử say đắm.

Lý Sư Sư được biết đến là một kỹ nữ đẹp nghiêng nước nghiêng thành. Trong "Thủy hử", nàng là người góp công lớn giúp nghĩa quân Lương Sơn được triều đình chiêu an.  Vẻ đẹp của Lý Sư Sư khiến hoàng đế Tống Huy Tông si mê và phái người đào một đường hầm, thông từ hoàng cung đến lầu xanh để ngày đêm hẹn hò cùng mỹ nhân.

Nàng kỹ nữ khiến hoàng đế đắm đuối

Theo sử sách, Tống Huy Tông vốn tên là Triệu Cát, trời sinh tính tình lỗ mãng, không thích triều chính, chỉ thích tìm hiểu chuyên sâu về văn hóa nghệ thuật. Ông cũng được coi một tài tử phong lưu và một nhà thơ, nhà thư pháp, họa sĩ và nhạc công xuất sắc. Đặc biệt, Tống Huy Thông vô cùng si mê nữ sắc.

Tống Huy Tông là ông vua ham mê nghệ thuật và nữ sắc.

Tống Huy Tông là ông vua ham mê nghệ thuật và nữ sắc.

Trong hậu cung của Tống Huy Tông, người đẹp nhiều vô kể. Lần đầu thành hôn vào năm 17 tuổi, Tống Huy Tông có tổng cộng 143 tần, phi, nữ quan có hơn 504 người. Sau khi thoái vị, ông đã cho xuất cung hơn 6000 nữ nhân. Theo đó, tình sử của hoàng đế Tống Huy Tông còn được nhắc đến với cuộc tình với đại danh kỹ Lý Sư Sư.

Mặc dù, vị hoàng đế này sở hữu cả ngàn mỹ nhân trong cung điện nhưng vẫn thích tìm kiếm của lạ. Nghe danh Lý Sư Sư nổi tiếng là đệ nhất kỹ nữ kinh thành, xinh đẹp như tiên lại có tài đàn hát, Tống Huy Tông liền lấy cớ ra cung, tìm đến lầu xanh để gặp nàng. Lần đầu gặp hoàng đế, Sư Sư diện bộ trang phục giản dị, không trang điểm cầu kỳ phấn son nhưng nàng xinh tươi như đóa hoa sen vừa cất mình khỏi mặt nước, thần thái lạnh lùng, kiêu sa khiến vị vua này ngẩn ngơ.

Vẻ đẹp kiêu sa của Lý Sư Sư (An Dĩ Hiên) khiến hoàng đế mê đắm.

Vẻ đẹp kiêu sa của Lý Sư Sư (An Dĩ Hiên) khiến hoàng đế mê đắm.

Chi tiết này được An Dĩ Hiên thể hiện thành công trong tác phẩm "Tân thuỷ hử". Khi đó, Sư Sư (An Dĩ Hiên) chỉ mặc một tấm áo bằng lụa trắng mỏng, nhẹ nhàng lướt năm đầu ngón tay dạo khúc “Bình sa lạc nhạn”. Tống Huy Tông (Dương Tử) vừa thưởng thức tiếng đàn vừa ngắm Sư Sư dưới ánh nến, chỉ thấy đôi mày của nàng tựa dãy núi xa xa, đôi mắt long lanh tựa mặt nước mùa thu, kiêu sa mà quyến rũ, xinh đẹp mà quý phái, tiếng đàn thì thánh thót dịu êm thoáng pha chút buồn man mác.

Sự kiêu ngạo của Lý Sư Sư không làm Huy Tông chán ghét mà ngược lại còn khiến ông vua nghệ sỹ rất tò mò. Chính vì vậy, Tống Huy Tông sau này càng si mê Lý Sư Sư hơn. Sự thông minh, khéo léo của Sư Sư càng khiến Huy Tông chìm đắm trong mối tình vụng trộm với nàng kỹ nữ lừng danh đất kinh thành.

Tống Huy Tông sai người đào đường hầm từ nội cung đến lầu xanh của Lý Sư Sư để tìm gặp nàng.

Tống Huy Tông sai người đào đường hầm từ nội cung đến lầu xanh của Lý Sư Sư để tìm gặp nàng.

Để thể hiện tình cảm của mình, Tống Huy Tông tặng cho Lý Sư Sư vô số vàng bạc, châu báu. Sau đó, ông còn âm thầm phong cho Lý Sư Sư làm quý phi nhưng không đưa vào cung mà vẫn để sống ở lầu xanh. Tiếp đó, để thuận cho việc gặp gỡ người đẹp, Huy Tông sai người đào một đường hầm từ nội cung đến lầu xanh của Lý Sư Sư rồi ngụy trang bằng các căn phòng nối tiếp nhau để “tiện đường đi lại”.

Mỹ nữ chiêu an các anh hùng Lương Sơn Bạc

Phiên bản Lý Sư Sư trong sáng, thuần khiết của Hà Tình.

Phiên bản Lý Sư Sư trong sáng, thuần khiết của Hà Tình.

Những câu chuyện về Lý Sư Sư tuy không thấy trong chính sử nhưng trong dã sử hay các thoại bản dân gian thì có thể thấy rất đầy đủ và sinh động. Tùy vào mục đích của mình, các tác giả truyền kỳ đã thêm bớt và tạo ra rất nhiều kết cục cho nhân vật này.

Trong "Thủy hử", tác giả đã viết về quan hệ mật thiết giữa Lý Sư Sư với việc chiêu an các anh hùng Lương Sơn Bạc.  Cụ thể, ở phiên bản năm 2011, Lý Sư Sư vướng vào mối tình với 3 người đàn ông: Tống Giang, Tống Huy Tông và Yến Thanh. Tuy nhận được sự sủng ái, chiều chuộng từ hoàng đế Tống Huy Tông nhưng Lý Sư Sư vẫn không chút lay động. Nàng chỉ đáp lại bằng tấm chân tình giản dị. Đối với Tống Giang, nàng cũng chỉ coi trọng và ngưỡng mộ như một vị anh hùng hảo hán. Còn trái tim của Lý Sư Sư chỉ thực sự có bóng dáng chàng lãng tử Yến Thanh.

Ngay cả Tống Giang cũng si mê nàng kỹ nữ Lý Sư Sư.

Ngay cả Tống Giang cũng si mê nàng kỹ nữ Lý Sư Sư.

Lúc Tống Giang và nhiều người khác đến kinh thành vào dịp trung thu để mong chiêu an. Vừa đến kinh thành, nghe được tiếng tăm của Lý Sư Sư, Tống Giang cùng Yến Thanh liền tìm cách gặp gỡ danh phi không chính thống của hoàng đế.

Lần đầu gặp gỡ Yến Thanh, Lý Sư Sư đã biết chàng không phải là người tầm thường. Không chỉ sở hữu ngoại hình cao lớn, Yến Thanh còn gây ấn tượng với khuôn mặt khôi ngô, tuấn tú, môi đỏ, mày rậm và giỏi võ thuật. Đặc biệt, chàng còn có tài thổi tiêu, đàn hát, thân thủ như yến liệng. Vì vậy, dân thành Bắc Kinh đều gọi chàng là lãng tử Yến Thanh.

Video: Cảnh Lý Sư Sư (An Dĩ Hiên) xăm chữ trên lưng Yến Thanh trong "Tân thuỷ hử"

Chuyện tình Yến Thanh, Lý Sư Sư do Nghiêm Khoan và An Dĩ Hiên đảm nhiệm trong "Tân thủy hử" năm 2011 đã nhận được sự đánh giá cao hơn hẳn bản truyền hình năm 1998. Đỉnh cao là phân cảnh Yến Thanh thổi sáo rơi lệ, Lý Sư Sư ngồi sau xăm 2 chữ “Trung nghĩa” lên lưng chàng, được đông đảo khán giả khen ngợi.

Yến Thanh khôn khéo dùng tiếng sáo để gửi gắm tâm tư của mình đến Lý Sư Sư, khiến nàng kỹ nữ chốn lầu xanh, am hiểu sự đời nay hóa thành cô bé mộng mơ, thương thầm một đấng nam nhi anh tuấn. Lý Sư Sư là người rất thông minh, biết bản thân là kỹ nữ, tuy có nhiều người theo đuổi, ngay cả hoàng đế cũng vô cùng đắm đuối. Tuy nhiên, điều đó vẫn không thể thay đổi được vận mệnh của nàng. Nếu một lòng trung thành với Tống Huy Tông, ắt sẽ có ngày nàng bị lạnh nhạt như bao phi tần chốn hậu cung khác.

Lý Sư Sư đem lòng thương mến với lãng tử Yến Thanh sau 2 lần gặp gỡ.

Lý Sư Sư đem lòng thương mến với lãng tử Yến Thanh sau 2 lần gặp gỡ.

Điều nàng cần là muốn tìm một tri kỷ, bên nhau trọn đời. Vì thế, khi gặp được Yến Thanh, Lý Sư Sư như gặp được người tâm đầu ý hợp. Thế nhưng, vận mệnh của nàng kỹ nữ họ Lý lừng danh một thời cũng đột ngột thay đổi theo cuộc chiến tranh giữa Tống và Kim. Những ghi chép về số phận của Lý Sư Sư sau khi nhà Tống bị quân Kim tiêu diệt khá bất nhất. Có người nói nàng xuất gia làm ni cô, cũng có người bảo nàng “cao chạy xa bay” với Yến Thanh. Một số tài liệu lịch sử khác lại ghi chép rằng Lý Sư Sư thà tự sát để không biến mình thành nô lệ cho quân Kim.

Nguồn: [Link nguồn]

Hoàng đế Càn Long chỉ viết 1 chữ khiến Hòa Thân sợ tái mặt

Là vị đại thần được vua Càn Long trọng dụng nhưng Hoà Thân lại sợ mất vía khi hoàng đế viết chữ này.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyệt Lương (Theo Sina, Sohu) ([Tên nguồn])
Những mỹ nhân khiến hoàng đế Trung Hoa phải ôm hận ngàn năm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN