Hai chấm đỏ trên khóe miệng mỹ nhân nhà Đường liên quan đến việc "thị tẩm" với vua

Kiểu trang điểm hai chấm đỏ ở khóe miệng không chỉ là cách làm đẹp của phụ nữ thời xưa mà còn liên quan đến chuyện sủng ái giữa hoàng đế với phi tần.

Trong các bộ phim cổ trang thời Đường, chúng ta thường thấy các phi tần chấm đỏ ở hai bên má, gần khóe miệng. Theo các chuyên gia, thói quen trang điểm này không chỉ giúp họ trở nên xinh đẹp và cuốn hút hơn mà còn ẩn giấu bí mật phòng the.

Mỹ nhân thời Đường trên màn ảnh

Ở thời nhà Đường, vẻ đẹp tiêu chuẩn của người phụ nữ là mập mạp, tròn trịa. Nhiều nhà nghiên cứu đã giải thích rằng, những bức tranh miêu tả lại hình ảnh của Võ Tắc Thiên đều có chung đặc điểm "mặt vuông, trán rộng, béo phục phịch, đôi mắt phụng dài, có tướng đế vương". Trong tiếng Trung ngày nay vẫn có câu: "Hoàn mập Yến ốm". Yến là chỉ người đẹp thời Hán, Triệu Phi Yến, có vóc dáng mình hạc sương mai. Còn Hoàn là chỉ Dương Ngọc Hoàn - Dương Quý Phi thời Đường có thân hình mập mạp.

Mỹ nhân thời đường ưa chuộng lối trang điểm nổi bật với màu sắc rực rỡ.

Mỹ nhân thời đường ưa chuộng lối trang điểm nổi bật với màu sắc rực rỡ.

Phụ nữ thời nhà Đường chuộng kiểu trang điểm với những màu sắc rực rỡ, đặc biệt là trong những dịp yến tiệc để "hút hồn" các vương công quý tử. Họ thường phủ một loại phấn màu vàng lên trán để bắt sáng và đặc biệt tạo hình lông mày rất cầu kỳ. Phụ nữ nhà Đường còn đặc biệt thích vẻ đẹp của má lúm đồng tiền nên họ thường tạo chấm đỏ ở hai khóe miệng và thoa má hồng ở phía dưới gò má.

Thời Đường có lẽ là triều đại được lên phim nhiều nhất nên tạo hình các mỹ nhân qua cách thể hiện của các diễn viên cũng rất đa dạng. Phạm Băng Băng khá có duyên khi thể hiện các mỹ nhân thời Đường. Năm 2007, cô hóa thân thành đại mỹ nhân Dương Quý Phi trong "Đại Đường Phù Dung Viên".

Video: Cảnh Võ Tắc Thiên (Phạm Băng Băng) trang điểm nổi bật trong nghi lễ phong Hậu.

Đầu 2015, Phạm Băng Băng "khuynh đảo" màn ảnh nhỏ Hoa ngữ với vai Võ Mỵ Nương trong "Võ Mỵ Nương truyền kỳ". Trong tất cả các tạo hình Võ Tắc Thiên từ trước tới nay, duy chỉ có phiên bản của Phạm Băng Băng được thêm hình chu sa trên trán và chấm đỏ ở hai bên khoé miệng.

Trước đó, nữ minh tinh xứ Đài, Phan Nghinh Tử, vào vai nàng Võ Tắc Thiên với nhan sắc khá tròn trịa. Tạo hình thời kỳ này không quá cầu kỳ nhưng vẫn giữ được hai yếu tố chính là kiểu tóc búi lớn và lối trang điểm lông mày đậm ấn tượng.

Lưu Hiểu Khánh trong bộ phim "Võ Tắc Thiên" nổi tiếng.

Lưu Hiểu Khánh trong bộ phim "Võ Tắc Thiên" nổi tiếng.

Ngôi sao gạo cội Lưu Hiểu Khánh vào vai Võ Tắc Thiên khi cô đã 40 tuổi. Nhan sắc không tuổi và thần thái, khí chất đặc biệt đã giúp Lưu Hiểu Khánh diễn rất tròn vai Võ Mỵ Nương từ khi 14 tuổi cho tới tận khi Võ Hậu ở tuổi trung niên.

Nữ diễn viên gạo cội Tư Cầm Ca Oa thể hiện vai Võ Tắc Thiên trong phim "Vô tự bi ca" năm 2004. Không có lợi thế về nhan sắc trẻ đẹp như nhiều diễn viên khác nhưng Tư Cầm Ca Oa vẫn được nhiều chuyên gia đánh giá cao nhờ tài nghệ diễn xuất và khí chất của một bà hoàng. Tạo hình nhân vật Võ Tắc Thiên của bà rất cầu kỳ với nhiều phụ kiện tóc bằng kim loại, theo đúng tiêu chuẩn vẻ đẹp của người phụ nữ quyền lực nhất đất nước.

Tạo hình Võ Tắc Thiên của Lưu Gia Linh gây ấn tượng mạnh nhờ cặp lông mày đặc biệt.

Tạo hình Võ Tắc Thiên của Lưu Gia Linh gây ấn tượng mạnh nhờ cặp lông mày đặc biệt.

Tạo hình của Lưu Gia Linh trong bộ phim điện ảnh "Địch nhân kiệt" năm 2010 gây ấn tượng mạnh nhờ cặp lông mày đặc biệt. Yếu tố này được coi là bám rất sát chi tiết "lông mày xanh" trong những ghi chép miêu tả tiêu chuẩn vẻ đẹp của nữ nhân thời Đường.

Bí mật về hai chấm đỏ ở khoé miệng

Hai chấm đỏ tượng trưng cho hai má lúm đồng tiền trên má của mỹ nhân.

Hai chấm đỏ tượng trưng cho hai má lúm đồng tiền trên má của mỹ nhân.

Kiểu trang điểm 2 chấm đỏ ở khóe miệng được gọi là “diện áp”, khá phổ biến ở phụ nữ thời nhà Đường của Trung Quốc. Theo tìm hiểu, việc trang điểm của phụ nữ thời này thường có các bước sau: Thoa bột chì, bôi phấn, vẽ lông mày, vẽ hoa trên trán, vẽ chấm khóe miệng, vẽ hoa hai bên thái dương và cuối cùng là tô son môi.

Thông thường, phụ nữ sẽ dùng chính son môi để chấm đỏ lên hai khóe miệng. Hình dạng chấm này cũng thay đổi theo từng thời kỳ. Trước thời thịnh Đường, đó chỉ là hai chấm đỏ, tròn nhỏ giống như hạt đầu. Tuy nhiên, sau thời thịnh Đường, kích thước chấm lớn hơn và hình dáng cũng khác đi. Thực tế, cách chấm đỏ ở hai khóe miệng này là để mô phỏng hai má lúm đồng tiền. Theo quan niệm của người xưa, phụ nữ có hai má lúm đồng tiền sẽ khiến khuôn mặt trở duyên dáng và xinh đẹp hơn.

Hai chấm đỏ trên khoé miệng của phi tần liên quan đến chuyện "thị tẩm".

Hai chấm đỏ trên khoé miệng của phi tần liên quan đến chuyện "thị tẩm".

Mặt khác, cách vẽ “diện áp” này bắt nguồn từ chốn hậu cung. Nó không chỉ là một cách làm đẹp mà còn là bí mật chốn phòng the và ám hiệu tinh tế giữa hoàng đế với phi tần. Bởi lẽ, phụ nữ mỗi tháng đều có chu kỳ kinh nguyệt khiến việc "thị tẩm" với vua không thuận tiện. Trong hoàn cảnh này, phi tần sẽ chấm lên khóe miệng, nghĩa là vua không thể lựa chọn để ân ái. Thế nhưng, từ câu chuyện ý nhị trong hoàng cung này mà chấm đỏ sau đó không ngờ lại được lan truyền trong dân gian và bất ngờ trở thành phong cách trang điểm phổ biến của phụ nữ đương thời và là biểu tượng của sắc đẹp.

Nguồn: [Link nguồn]

Vì sao đêm ”thị tẩm” đầu tiên của Võ Tắc Thiên lại không thành?

Sự việc này phần nào đã giúp Võ Tắc Thiên trở thành nữ hoàng duy nhất trong lịch sử Trung Hoa.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyệt Lương (Theo Sina, Sohu) ([Tên nguồn])
Những mỹ nhân khiến hoàng đế Trung Hoa phải ôm hận ngàn năm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN