Đạo diễn "Gái nhảy": Việt Nam mất hàng tỷ USD mỗi năm vì điều này

Cùng đạo diễn Lê Hoàng bàn luận về chủ đề "Y đức thời hiện đại", bác sĩ Nguyễn Hữu Trung khiến nhiều người phải suy ngẫm.

Đạo diễn "Gái nhảy": Việt Nam mất hàng tỷ USD mỗi năm vì điều này - 1

Lê Hoàng (sinh ngày 20 tháng 1 năm 1956 tại Hà Nội) được biết đến từ thập niên 1990 trong vai trò đạo diễn của những bộ phim mang tính nghệ thuật nghiêm túc, như Lưỡi dao hay Ai xuôi vạn lý, nhưng chỉ trở nên thật sự nổi tiếng với bộ phim Gái nhảy, một bộ phim giải trí thuần túy. Anh cũng tham gia viết bài cho một số báo nhưng thường ký bút danh theo tên vợ là Lê Thị Liên Hoan và viết theo phong cách phỏng vấn giả tưởng hoặc châm biếm.

Đạo diễn "Gái nhảy": Việt Nam mất hàng tỷ USD mỗi năm vì điều này - 2

Đảm nhận MC của talkshow Chuyện Cuối Tuần, Lê Hoàng cùng Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Hữu Trung - vị bác sĩ nổi tiếng “mát tay” khi chuyên đỡ đẻ cho nhiều nghệ sĩ nổi tiếng của showbiz như: Lê Phương, Kim Cương (vợ Ưng Hoàng Phúc)… bàn luận về chủ đề "Y đức thời hiện đại" khiến nhiều người phải suy ngẫm.

Theo đó, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Hữu Trung cho biết, nghề y là một nghề đặc biệt, việc điều trị của bác sĩ tới bệnh nhân ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và thậm chí cả sinh mạng người bệnh. Do đó, nghề y đòi hỏi rất cao về y đức và trình độ của các bác sĩ.

Chia sẻ về việc này, đạo diễn Lê Hoàng nêu quan điểm, hiện nay, trên báo chí, truyền thông phản ánh rất nhiều về tình trạng y đức đang đi xuống. Theo đạo diễn Lê Hoàng, ác mộng của anh là đi vào các bệnh viện công vì: “Vào nhiều bệnh viện tôi thấy niềm tin vào y đức ngày càng ít, có những trường hợp nhìn thấy tôi nghĩ thà chết đi còn hơn”.

Tuy nhiên, bác sĩ, tiến sĩ Nguyễn Hữu Trung cho rằng, hiện tại, tuổi thọ trung bình của con người đang lên, như vậy chứng tỏ nền y học đang đi lên. Còn khái niệm y đức thật khó đong đếm. Trước đây, mỗi bác sĩ chỉ biết làm việc bằng cái tâm của mình, cố gắng mọi cách để chữa trị cho bệnh nhân. Tuy nhiên, giờ đây khi xã hội phát triển, nghề y coi như một nghề hot, dễ kiếm tiến, tất nhiên các bác sĩ cũng cần tiền để sống, song không thể vì vậy mà khẳng định y đức đi xuống. Vẫn có rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo hoặc nhiều trường hợp nguy cấp được các bác sĩ hết lòng cứu chữa.

Đạo diễn "Gái nhảy": Việt Nam mất hàng tỷ USD mỗi năm vì điều này - 3

Bác sĩ Nguyễn Hữu Trung cho biết thêm, trước đây truyền thông không phát triển, những ca gặp tai biến y khoa ít người biết đến. Song hiện nay, chỉ cần một vụ sơ sót hoặc khi chưa có kết luận y khoa, người nhà bệnh nhân đã làm ầm lên, đưa lên mạng xã hội, cho rằng các bác sĩ thiếu y đức. Điều đó là không công bằng cho những người làm ngành y. Thực chất, trong y học, một quyết định chẩn đoán của bác sĩ có thể ảnh hưởng đến tính mạng của bệnh nhân, tuy nhiên, khó mà nói được rằng trong trường hợp đó bác sĩ sai hay đúng, bởi: “Trong y khoa không có chuyện đúng và sai. Mỗi trường hợp còn phụ thuộc vào sức khỏe từng người, có nhiều điều rất khó nói”.

Đạo diễn Lê Hoàng đặt thêm vấn đề, hiện nay, y đức còn bị nền kinh tế thị trường làm cho thay đổi. Như việc một bệnh nhân vào viện, nếu trả nhiều tiền sẽ được nằm giường tốt hơn, được phục vụ chu đáo hơn. Điều đó dẫn đến bất công cho các bệnh nhân nghèo. Song, theo bác sĩ Nguyễn Hữu Trung, giờ đây có nhiều bệnh viện, phòng khám quốc tế có thể giúp giải quyết tình trạng bệnh nhân có nhu cầu chữa trị và chăm sóc đặc biệt. Còn tại các bệnh viện công, các bệnh nhân được đối xử như nhau, tùy thuộc vào tình trạng bệnh tật nào cần phải cấp cứu gấp hay không, chứ không phụ thuộc vào số tiền bệnh nhân đó bỏ ra.

Đặc biệt, theo đạo diễn Lê Hoàng, hiện nay chúng ta đang gặp phải tình trạng “chảy máu bệnh nhân sang nước ngoài”. Nhiều bệnh nhân hiện nay thường sang Singapore để chữa trị khiến một năm Việt Nam mất hàng tỷ đô la Mỹ, trong khi đó, chất lượng chữa bệnh ở Việt Nam và Singapore không chênh, tay nghề bác sĩ không chênh, máy móc không chênh. Điều này chỉ có thể giải thích là ở Singapore, chất lượng phục vụ của các bệnh viện và thái độ của bác sĩ tốt hơn: “Ở đó, mọi dịch vụ, từ đưa đón đến nói năng, rồi thay băng cho bệnh nhân khác hẳn Việt Nam. Sang đó, người bệnh cảm thấy được nâng niu. Nói chung, thái độ với người bệnh quan trọng lắm”. – Đạo diễn Lê Hoàng nhấn mạnh.

Video trích đoạn chương trình

Theo bác sĩ Nguyễn Hữu Trung, điều nay có phần đúng. Tuy nhiên, sang Singapore chữa bệnh cũng một phần là do tâm lý của nhiều gia đình có điều kiện ở Việt Nam. Nhiều người muốn người nhà có điều kiện chữa trị tốt nhất, và cũng là thể hiện tình cảm, chữ “hiếu” với bố mẹ, họ hàng khi người nhà bị bệnh.

Cuối cùng, bác sĩ Nguyễn Hữu Trung cho rằng, cần phải có thời gian để khiến người dân Việt Nam có thêm niềm tin vào chất lượng y tế nước nhà. Bản thân vị bác sĩ sản khoa vẫn khẳng định, anh tin rằng nền y học của Việt Nam không thua kém gì thế giới và ở Việt Nam hiện nay có nhiều bệnh viện có chất lượng và dịch vụ, tay nghề bác sĩ ngang bằng với quốc tế.

Video trích đoạn chương trình

Bác sĩ Hoa Súng nổi đình đám một thời ở ”Gặp nhau cuối tuần” giờ ra sao?

Nói về việc không còn theo đuổi sân khấu hài ông chia sẻ, đó chỉ như một cuộc dạo chơi không quá ngắn ngủi nhưng vẫn...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Thư - Ảnh: Lý Võ Phú Hưng ([Tên nguồn])
Sao và scandal hậu trường đình đám Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN