Phố Cổ Hà Nội vắng tanh, nhiều hàng quán rơi vào cảnh… nhân viên đông hơn khách

2 ngày sau lệnh cấm, phố Cổ Hà Nội đìu hiu vắng vẻ khi nhiều gánh hàng rong, buôn bán vỉa hè đã tạm dừng hoạt động. Bên cạnh đó, một số loại hình kinh doanh tuy không trong diện đóng cửa nhưng cũng chịu cảnh ế ẩm, không bóng người.

Ngày 1/8, theo chỉ thị của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung, tất cả các hoạt động kinh doanh đông người trên địa bàn Hà Nội từ quán bar, karaoke đến hàng quán vỉa hè ngồi gần nhau đều phải tạm thời đóng cửa. Các loại hình kinh doanh khác như nhà hàng, quán ăn… vẫn được mở cửa bình thường nhưng phải thực hiện giãn cách theo yêu cầu.

Theo ghi nhận của phóng viên tại một số tuyến phố như: Trần Thái Tông, Hoàng Hoa Thám; đặc biệt khu vực phố Cổ Hà Nội, tình hình kinh doanh có sự thay đổi rõ rệt. Đường phố vắng bóng người qua lại, vỉa hè thông thoáng, nhiều cửa hàng đóng cửa với dòng thông báo “Tạm dừng hoạt động để phục vụ công tác phòng chống dịch Covid-19”.

Nhiều loại hình kinh doanh không trong diện tạm dừng hoạt động vẫn mở cửa đón khách bình thường. Tuy vậy, tại những cửa hàng này lượng khách giảm đi trông thấy, có nơi cả ngày chỉ phục vụ một bàn khách 4 người.

Theo anh Nguyễn Hải, quản lý một cửa hàng ăn tại quận Hoàn Kiếm chia sẻ: “Tình trạng vắng khách diễn ra ngay sau khi Hà Nội công bố có ca nghi nhiễm cộng đồng từ Đà Nẵng về, trong lần tái phát này người dân có vẻ cẩn trọng hơn nên hạn chế ra đường. Để duy trì hoạt động kinh doanh, cửa hàng mở rộng nhận các đơn ship, tuy vậy doanh thu 1 tuần qua vẫn giảm đáng kể”.

Như vậy, sau hơn 2 tháng mở cửa trở lại, hoạt động kinh doanh vừa bắt đầu có dấu hiệu phục hồi thì thời điểm hiện tại, nhiều “ông chủ” lại tiếp tục tối mặt với bài toán doanh thu, tiền thuê mặt bằng, chính sách kích cầu… để “sống sót” trong thời điểm dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp.

Một số hình ảnh ghi nhận hoạt động kinh doanh khu vực phố Cổ sau thông báo của Chủ tịch Hà Nội:

Tạ Hiện – Tụ điểm vui chơi sầm uất nhất Hà Nội nay quay về thời kỳ “cửa đóng then cài”. Ngoài các quán bar, karaoke buộc phải đóng cửa, một số hàng quán ăn uống tuy không nằm trong quy định nhưng cũng tự động nghỉ bán vì vắng khách.

Tạ Hiện – Tụ điểm vui chơi sầm uất nhất Hà Nội nay quay về thời kỳ “cửa đóng then cài”. Ngoài các quán bar, karaoke buộc phải đóng cửa, một số hàng quán ăn uống tuy không nằm trong quy định nhưng cũng tự động nghỉ bán vì vắng khách.

Trước đây, ban ngày ở phố Tạ Hiện thường bán hàng ăn vặt phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước. Từ ngày 1/8 đến nay, con phố này im lìm như Tết.

Trước đây, ban ngày ở phố Tạ Hiện thường bán hàng ăn vặt phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước. Từ ngày 1/8 đến nay, con phố này im lìm như Tết.

 Nhiều cửa hàng trên phố Cầu Gỗ (Hoàn Kiến – Hà Nội) đồng loạt đóng cửa.

 Nhiều cửa hàng trên phố Cầu Gỗ (Hoàn Kiến – Hà Nội) đồng loạt đóng cửa.

Mặt tiền nằm ở khu vực “đất vàng” của Thủ đô với chi phí thuê nhà lên tới hàng chục triệu đồng/tháng, chủ các cơ sở kinh doanh phải đối diện với bài toán khó khi không thể sử dụng hết công suất của cửa hàng.

Mặt tiền nằm ở khu vực “đất vàng” của Thủ đô với chi phí thuê nhà lên tới hàng chục triệu đồng/tháng, chủ các cơ sở kinh doanh phải đối diện với bài toán khó khi không thể sử dụng hết công suất của cửa hàng.

Bên trong một cửa hàng gà rán nổi tiếng, quán 3 tầng, lượng khách không đủ lấp đầy không gian 1 phòng tầng một, nên những tầng còn lại gần như "đóng băng"

Bên trong một cửa hàng gà rán nổi tiếng, quán 3 tầng, lượng khách không đủ lấp đầy không gian 1 phòng tầng một, nên những tầng còn lại gần như "đóng băng"

Theo chị Nguyệt, chủ một cửa hàng ăn trên phố Đinh Tiên Hoàng (Hoàn Kiếm, Hà Nội), do vắng khách, quán phải cắt bớt nhân sự để giảm chi phí hàng tháng. Chị cũng chấp nhận thua lỗ để duy trì hoạt động vì mục đích kinh doanh lâu dài sau dịch.

Theo chị Nguyệt, chủ một cửa hàng ăn trên phố Đinh Tiên Hoàng (Hoàn Kiếm, Hà Nội), do vắng khách, quán phải cắt bớt nhân sự để giảm chi phí hàng tháng. Chị cũng chấp nhận thua lỗ để duy trì hoạt động vì mục đích kinh doanh lâu dài sau dịch.

Dịch vụ xích lô phục vụ du khách ở phố Cổ chỉ còn lác đác vài xe. Một số tài xế đã phải bỏ nghề vì thu nhập không đủ sống.

Dịch vụ xích lô phục vụ du khách ở phố Cổ chỉ còn lác đác vài xe. Một số tài xế đã phải bỏ nghề vì thu nhập không đủ sống.

Nguồn: [Link nguồn]

Làn sóng Covid-19 mới tại Việt Nam, nhân viên phòng vé khóc ròng

Do dịch Covid-19 bùng phát tại nhiều địa phương, chỉ trong vài ngày qua hàng nghìn khách du lịch đã đồng loạt hủy phòng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thanh Thúy ([Tên nguồn])
Tác động của dịch Covid-19 đến kinh tế Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN