Hoa quả Việt xuất sang Trung Quốc: Nhiều tiềm năng còn bỏ ngỏ

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Doanh nghiệp phải đảm bảo cung ứng hàng hóa chất lượng cao, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng, xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh lâu dài, làm ăn bài bản thì mới có thể đẩy mạnh xuất khẩu một cách bền vững sang Trung Quốc. Đây là thị trường chiếm tới 28% thị phần xuất khẩu nông sản của Việt Nam.

Đây là thông tin được đại diện các doanh nghiệp, nhà cung cấp hoa quả của Việt Nam và nhà nhập khẩu đến từ Thượng Hải (Trung Quốc) nêu tại Hội nghị giao thương trực tuyến sản phẩm hoa quả Việt Nam - Trung Quốc (Thượng Hải) năm 2020 - do  Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) phối hợp với Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Thượng Hải, Hiệp hội Rau quả Việt Nam và Hiệp hội Trái cây Thượng Hải tổ chức ngày 24/9/2020.

Thanh long - mặt hàng được Trung Quốc ưa chuộng. Ảnh: T.L

Thanh long - mặt hàng được Trung Quốc ưa chuộng. Ảnh: T.L

Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại Vũ Bá Phú cho biết, Việt Nam có quan hệ thương mại chặt chẽ và trực tiếp với nhiều tỉnh, thành của Trung Quốc. Trong đó, Thượng Hải, thành phố lớn nhất Trung Quốc về dân số với hơn 24 triệu dân là đối tác thương mại hết sức quan trọng.

Tuy nhiên, thương mại giữa Việt Nam với thành phố Thượng Hải vẫn còn nhiều dư địa bỏ ngỏ, đặc biệt là xuất khẩu trái cây Việt Nam.

Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Thượng Hải, ông Ninh Thành Công cho biết, Việt Nam có nhiều nông sản, hoa quả vùng nhiệt đới, đặc trưng với khí hậu của Việt Nam và sản phẩm đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cao đã được xuất khẩu sang nhiều thị trường khó tính như Liên minh châu Âu (EU), có sự bổ sung lớn có thể cung cấp cho thị trường Trung Quốc. Trong khi đó, Thượng Hải và Hoa Đông là những khu vực năng động, phát triển của Trung Quốc, hệ thống siêu thị và thương mại điện tử phát triển nhưng hàng nông sản Việt Nam chưa tiếp cận được nhiều.

Chất lượng vượt trội, giá cạnh tranh

Để hàng nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc bền vững, Bộ Công Thương cho rằng trước hết bản thân các DN trong nước phải thay đổi nhận thức, xóa bỏ tư duy về việc đây là thị trường đông dân nên dễ tính. Sản xuất phải đáp ứng yêu cầu, thị hiếu của thị trường. Hàng hóa phải có giá cả phù hợp, chất lượng tốt, có sản lượng đủ để cung cấp thường xuyên, lâu dài, đảm bảo tiêu chí xuất xứ để được hưởng ưu đãi của các hiệp định thương mại tự do. Doanh nghiệp phải tiếp tục đầu tư công nghệ, giống cây để nâng cao năng suất, chất lượng trái cây xuất khẩu, hạn chế dựa chủ yếu vào điều kiện tự nhiên để làm lợi thế cạnh tranh…

Về phía nhà nhập khẩu Thượng Hải, ông Viên Á Tường, Tổng Thư ký Hiệp hội Trái cây Thượng Hải cho biết, dù sản phẩm nội địa dồi dào nhưng hàng nhập khẩu vẫn được thị trường Trung Quốc ưa chuộng. Tuy nhiên, các nhà nhập khẩu cần học hỏi thêm về kiểm soát chất lượng, đóng gói, quy cách, nhãn hiệu, bảo quản và vận chuyển.Với tư cách là người tiêu dùng, trái cây vừa đẹp, vừa ngon chắc chắn sẽ được ưa chuộng.

Ông Từ Trí, đại diện Công ty Quản lý Chợ đầu mối Long Ngô nhận xét, hiện có 9 loại trái cây của Việt Nam có thể xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc là thanh long, dưa hấu, chôm chôm, xoài, vải, nhãn, chuối, mít và măng cụt. Trái cây Việt Nam được người tiêu dùng Trung Quốc ưa chuộng vì chất lượng vượt trội, giá cả cạnh tranh.

Theo ông Từ Trí, doanh nghiệp Việt Nam cần hết sức lưu ý việc chính phủ Trung Quốc đã tăng cường giám sát các sản phẩm nông nghiệp nhập khẩu, liên quan đến các phương diện như truy xuất nguồn gốc nông sản, đăng ký vùng trồng, đăng ký nhà máy đóng gói và dán nhãn sản phẩm.

Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại Vũ Bá Phú cho biết, Việt Nam có quan hệ thương mại chặt chẽ và trực tiếp với nhiều tỉnh, thành của Trung Quốc. Trong đó, Thượng Hải, thành phố lớn nhất Trung Quốc về dân số với hơn 24 triệu dân là đối tác thương mại hết sức quan trọng.

Nguồn: [Link nguồn]

Nông dân Hà Nội thu lời 100 triệu đồng/vụ nhờ trồng thứ hoa trắng nhỏ li ti

Vài năm trở lại đây, nhờ phát triển mô hình trồng hoa nhài, đời sống của người dân xã Đông Xuân (Sóc Sơn, Hà Nội)...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phạm Tuyên ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN