Giá dầu đảo chiều, kết thúc chuỗi 4 ngày tăng liên tiếp

Sự kiện: Giá xăng

Ngày 29/10/2019, giá dầu thô thế giới quay đầu giảm 1,5%, kết thúc chuỗi 4 ngày tăng liên tiếp.

Giá dầu thô thế giới đảo chiều giảm 1,5%

Kết phiên giao dịch ngày hôm qua 28/10, giá dầu thô quay đầu giảm 1,5%, kết thúc chuỗi 4 ngày tăng liên tiếp sau khi các số liệu cho thấy tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đang chậm lại.

Đầu giờ sáng nay (29/10) theo giờ Việt Nam, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao kỳ hạn tháng 11/2019 giảm 0,85 USD/thùng, tương đương 1,52% xuống 55,81 USD/thùng trên sàn New York.

Tại thị trường London, giá dầu Brent kỳ hạn tháng 11/2019 giảm 0,45 USD/thùng, tương đương 0,73% còn 61,57 USD/thùng.

Giá dầu thô đảo chiều giảm 1,5%

Giá dầu thô đảo chiều giảm 1,5%

Lợi nhuận của các công ty công nghiệp Trung Quốc đã giảm tháng thứ hai liên tiếp trong tháng 9/2019, do giá sản phẩm tiếp tục trượt dốc, qua đó cho thấy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang tăng trưởng chậm lại.

Tuy nhiên, chiến lược gia về thị trường châu Á Thái Bình Dương tại trung tâm Axi Trader - Stephen Innes cho rằng giá dầu vẫn được hỗ trợ bởi những tiến triển trong tiến trình đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.

Ở mặt nguồn cung, mới đây Bộ trưởng Năng lượng Nga cho biết OPEC và các nước đồng minh (OPEC+) sẽ tính cả trường hợp sản lượng dầu thô của Mỹ chững lại tại cuộc họp sắp diễn ra vào tháng 12. Cuộc họp này nhằm thảo luận có nên tiếp tục gia hạn thỏa thuận giảm sản lượng hay không.

Sản lượng khai thác dầu thô của Mỹ đã tăng lên ngưỡng kỷ lục 12 triệu thùng/ngày trong năm nay. Đồng thời, Mỹ trở thành quốc gia có sản lượng dầu thô lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, trong tháng 11, số lượng giàn khoan của nước này giảm mạnh do phải chịu áp lực từ phía nhà đầu tư khi họ giảm chi tiêu cho các giàn khoan mới.

Đề xuất kiểm toán Quỹ bình ổn giá xăng dầu

Vừa qua, trong văn bản góp ý kế hoạch kiểm toán năm 2020 của Kiểm toán Nhà nước, Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính ngân sách Nguyễn Đức Hải đề nghị bổ sung kiểm toán một số quỹ tài chính ngoài ngân sách, trong đó có Quỹ bình ổn giá xăng dầu.

Theo báo cáo giám sát, số tiền trích quỹ bình ổn giá xăng dầu 300 đồng một lít để lại cho các doanh nghiệp đầu mối thực chất là "khoản thu trước của người dân, doanh nghiệp". Đoàn giám sát đề nghị nghiên cứu bỏ Quỹ bình ổn xăng dầu bởi "việc thu trước của người dân 300 đồng một lít để tạo quỹ gây ra lạm phát thực tế và lạm phát kỳ vọng trong điều chỉnh giá".

Trong văn bản kiến nghị gửi Chính phủ hồi tháng 5, Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam (VINPA) cho rằng, việc trích lập Quỹ bình ổn xăng dầu 300 đồng một lít theo quy định tại Nghị định 83 điều hành xăng dầu đang khiến "người tiêu dùng chịu thiệt hơn là lợi" khi bản chất là người dân đang phải ứng trước cho quỹ.

Ngoài ra, theo VINPA, việc sử dụng Quỹ bình ổn giá mang đậm tính can thiệp hành chính nên làm méo mó giá cả thị trường xăng dầu. Để kinh doanh xăng dầu hoạt động theo cơ chế thị trường và giá trong nước diễn biến theo xu hướng giá thế giới, hiệp hội này kiến nghị bỏ Quỹ bình ổn giá xăng dầu. Bỏ Quỹ bình ổn giá, VINPA tin rằng, tính minh bạch công khai trong điều hành giá sẽ tốt hơn, tạo cơ hội bình đẳng trong hệ thống doanh nghiệp đầu mối.

Thực tế, Quỹ bình ổn xăng dầu đã được nhà điều hành xả mạnh từ quý IV/2018 và những tháng đầu năm 2019. Riêng năm 2018 cơ quan quản lý đã chi 1.600 tỷ đồng từ Quỹ bình ổn để "kìm" giá xăng.

Ngày 29/10, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường không cao hơn mức giá:

- Xăng E5RON92: không cao hơn 19.470 đồng/lít;

- Xăng RON95-III: không cao hơn 20.795 đồng/lít;

- Dầu diesel 0.05S: không cao hơn 16.223 đồng/lít;

- Dầu hỏa: không cao hơn 15.258 đồng/lít;

- Dầu mazut 180CST 3.5S: không cao hơn 12.816 đồng/kg.

Quỹ bình ổn giá xăng dầu thiếu minh bạch, giá ”đi ngược” thị trường

Chuyên gia cho rằng, quỹ bình ổn giá xăng dầu chỉ đóng vai trò ở một thời điểm nhất định, bây giờ đến thời điểm...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hà Kiều ([Tên nguồn])
Giá xăng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN