Về xứ Nẫu, khám phá 'bí mật' ẩn chứa bên trong nhà thờ trăm tuổi

Nhà thờ Mằng Lăng mang tên của một loài hoa màu tím với tuổi đời hàng thế kỷ. Ngoài lối kiến trúc Gothic độc đáo, nhà thờ Mằng Lăng còn là nơi lưu giữ cuốn sách in chữ quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam.

Cách trung tâm thành phố Tuy Hoà khoảng 35km về hướng bắc, gần thắng cảnh Gành Đá Đĩa, nhà thờ Mằng Lăng (xã An Thạch, Tuy An) là nhà thờ cổ nhất tỉnh Phú Yên. Đây cũng là một trong những nhà thờ lâu đời nhất tại Việt Nam.

Nhà thờ Mằng Lăng được linh mục Joseph de La Cassagne (tên thường gọi là Cố Xuân) phát động xây dựng từ năm 1892 và hoàn thành vào năm 1907. Ra đời trong thế kỷ 19, nên nhà thờ Mằng Lăng được thiết kế theo kiến trúc Gothic (còn gọi kiến trúc kiểu Pháp).

Một góc nhà thờ nhìn từ trên cao, cảnh quan xung quanh làm nổi bật thêm vẻ đẹp của nhà thờ Mằng Lăng.

Một góc nhà thờ nhìn từ trên cao, cảnh quan xung quanh làm nổi bật thêm vẻ đẹp của nhà thờ Mằng Lăng.

Hình ảnh bên ngoài nhà thờ

Hình ảnh bên ngoài nhà thờ

Tới tham quan nhà thờ cổ này, không ít người thắc mắc về tên gọi Mằng Lăng, nghe khá lạ tai nhưng cũng gợi lên sự mộc mạc, dân giã. Tương truyền, trước đây khu vực nơi xây dựng nhà thờ chủ yếu là cây cối và mọc lên một loại cây tán rộng, hoa mọc theo chùm và có màu tím rất đẹp. Vì cùng thuộc họ với bằng lăng, nên người ta đặt tên loài hoa này là mằng lăng. Về sau, khi xây dựng nhà thờ, người dân đã lấy tên loài hoa này đặt tên – Nhà thờ Mằng Lăng. Ngày nay, bên trong nhà thờ vẫn còn lưu giữ một chiếc bàn tròn được làm từ cây mằng lăng.

Mặt trước của nhà thờ mang đậm chất kiến trúc Gothic, nổi bật với hai tháp chuông và Thập tự giá ở giữa.

Mặt trước của nhà thờ mang đậm chất kiến trúc Gothic, nổi bật với hai tháp chuông và Thập tự giá ở giữa.

Theo chia sẻ của Travel Blogger Vinh Gấu, vì nhà thờ có lối kiến trúc Gothic châu Âu đẹp mắt, nổi bật với hai lầu chuông và một thập tự giá nằm ở ngay chính giữa – rất giống với nhà thờ Đức Bà ở Sài Gòn. Bên trong thánh đường còn có những ô cửa nhiều màu sắc lung linh. Chỉ có điều, không còn kiểu mái vòm Gothic cao vút như ban đầu mà là trần gỗ phẳng do ảnh hưởng của trận bão năm 1924.

Bên trong không còn là mái vòm cao vút quen thuộc của các nhà thờ có lối kiến trúc Gothic mà thay bằng tấm gỗ phẳng, do bị ảnh hưởng của trận bão năm 1924.

Bên trong không còn là mái vòm cao vút quen thuộc của các nhà thờ có lối kiến trúc Gothic mà thay bằng tấm gỗ phẳng, do bị ảnh hưởng của trận bão năm 1924.

Xây dựng vào thời điểm lối kiến trúc Gothic hưng thịnh, nhưng bên trong thánh đường nhà thờ Mằng Lăng vẫn chứa đựng nhiều họa tiết phương Đông. Đây chính là sự giao thoa văn hoá Đông - Tây, thể hiện rõ nét qua những chạm trổ tinh xảo nhưng cũng rất Á Đông.

Những ô cửa sổ đầy màu sắc đặc trưng của lối kiến trúc Gothic

Những ô cửa sổ đầy màu sắc đặc trưng của lối kiến trúc Gothic

Trải qua bao mùa mưa nắng khắc nghiệt miền Trung, nhà thờ vẫn sừng sững giữa đất trời, toát lên vẻ cổ kính với sơn phủ đã ngả màu, những mảng rêu phong bám trên vách tường. Khi bước vào thánh đường, du khách sẽ cảm nhận ngay được sự trang nghiêm, ở giữa là lối đi, hai bên hàng ghế gỗ dài để ngồi hành lễ.

Chính giữa thánh đường là khu làm lễ

Chính giữa thánh đường là khu làm lễ

Điểm nhấn với du khách khi tới nhà thờ Mằng Lăng còn ở hang thánh đường nằm trong một quả đồi nhân tạo. Lòng hang không rộng, bước vào nơi linh thiêng, du khách như bỏ mặc lại những bận lòng toan tính, nhường chỗ cho sự an yên, thanh tịnh.

Khu làm lễ ở bên trong chiếc hầm nhỏ bên trái nhà thờ, nơi bạn có thể tìm hiểu thêm về cuộc đời của của vị thầy Giảng đầu tiên Andre Phú Yên, về sự hình thành của nhà thờ Mằng Lăng, những kỷ vật đáng giá…

Khu làm lễ ở bên trong chiếc hầm nhỏ bên trái nhà thờ, nơi bạn có thể tìm hiểu thêm về cuộc đời của của vị thầy Giảng đầu tiên Andre Phú Yên, về sự hình thành của nhà thờ Mằng Lăng, những kỷ vật đáng giá…

…và cuốn sách in chữ quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam

…và cuốn sách in chữ quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam

Đặc biệt, bên trong còn lưu giữ cuốn sách đầu tiên bằng chữ quốc ngữ của linh mục Alexandre de Rhodes in năm 1651 tại Roma (Ý) ở trong khu hầm nhỏ bên trái của nhà thờ. Cuốn sách có tên gọi “Phép giảng tám ngày” là chứng tích quý báu về ngôn ngữ Việt Nam còn lưu giữ đến ngày nay.

Ngoài ra, du khách còn có thể tìm thấy những hình ảnh nhà thờ Mằng Lăng từ những năm 90 tới nay, những hiện vật quý giá và những điêu khắc chạm trổ kể lại câu chuyện của thánh Andre Phú Yên - vị thầy Giảng đầu tiên của nhà thờ Mằng Lăng này. Ngày nay, tượng của ông vẫn đặt ở vị trí trang trọng ngay trước nhà thờ.

Tượng thầy Giảng Andre Phú Yên.

Tượng thầy Giảng Andre Phú Yên.

Mặt trước của Nhà thờ Mằng Lăng và tượng của ngài Andre Phú Yên được đặt ngay lối vào.

Mặt trước của Nhà thờ Mằng Lăng và tượng của ngài Andre Phú Yên được đặt ngay lối vào.

“Thời điểm mình tới tham quan, bên phải nhà thờ có cây mận sai quả, lâu rồi mới thấy lại cây mận. Hồi bé hay leo trèo để hái mận, đến khi xuống Sài Gòn học và làm thì chẳng còn trò vui ấy nữa nên khi thấy cây mận này cứ như tuổi thơ ùa về. Bèn hái vài trái ăn chơi, hơi chua tí mà vẫn ngon”, Blogger Vinh Gấu chia sẻ.

Về xứ Nẫu, khám phá 'bí mật' ẩn chứa bên trong nhà thờ trăm tuổi - 11

Đến Phú Yên, ngoài khám phá những bãi biển xinh đẹp, hay thong dong trên những triền đồi cỏ xanh hoa vàng, bạn đừng quên nơi đây còn có nhà thờ Mằng Lăng tồn tại như một nhân chứng lịch sử, là điểm đến thú vị và yên bình khi tìm về mảnh đất duyên hải miền Trung này.

Nguồn: [Link nguồn]

Những điểm đến nổi bật ở Phú Yên thu hút du khách Tây

Đối với nhiều du khách nước ngoài đã khám phá Nha Trang, Mũi Né, Vũng Tàu ...thì Phú Yên là một trong những địa điểm đang "hot" nhất trong thời gian gần đây. Khu vực này...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Minh Vy - Vinh Gấu ([Tên nguồn])
Địa điểm du lịch hot 63 tỉnh thành Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN