Ngoài Tết dương lịch, người dân trên thế giới còn ăn Tết những lúc nào?

Sự kiện: Du lịch Châu Á

Tết được coi là khởi đầu mới của rất nhiều điều: khát vọng mới, mục tiêu mới, mối quan hệ mới và một hành trang đầy cơ hội mới. Nhưng không phải ai cũng ăn mừng năm mới vào ngày 1/1. Hãy cùng tìm hiểu ngày Tết ở các quốc gia khác nhau.

Diwali (Ngày Tết Marwari và Gujarati)

Ngoài Tết dương lịch, người dân trên thế giới còn ăn Tết những lúc nào? - 1

Lễ hội ánh sáng này rất nổi tiếng trong các cộng đồng miền Bắc Ấn Độ và được người theo đạo Hindu, đạo Sikh và đạo Jain tổ chức như ngày Tết của người Ấn Độ. Không chỉ thế, người Ấn Độ sống ở bất kỳ khu vực nào trên thế giới đều ăn mừng lễ Diwali bằng cách trang trí nhà cửa, dọn dẹp nhà cửa, mặc quần áo mới và nhai một ít đồ ngọt.

Tết Nguyên Đán

Điều này báo hiệu sự bắt đầu của mùa thu hoạch ở các nước dùng âm lịch. Lễ mừng năm mới ở Trung Quốc và một số quốc gia châu Á khác diễn ra với việc trao đổi những phong bao lì xì đỏ như một món quà mừng năm mới. 

Ugaadhi (Tết Telugu và Kannada)

Ngoài Tết dương lịch, người dân trên thế giới còn ăn Tết những lúc nào? - 2

Ở Ấn Độ, các bang Telangana, Karnataka và Andhra Pradesh tổ chức năm mới với các nghi lễ của riêng họ. Ngày vui với món tráng miệng, pháo hoa và trang phục mới. Món ăn nhẹ nổi tiếng nhất là Ugaadhi pachadi, một loại tương ớt chua ngọt của xoài được dùng làm món ăn kèm.

Puthandu (Tết Tamil)

Tết này được tổ chức vào ngày 14/4 dương lịch của người Tamil tại Ấn Độ. Tiệc mừng năm mới được tổ chức với quần áo mới, đồ ngọt và trang trí nhà cửa bằng Kolams. Những người Tamil sống ở Sri Lanka, Malaysia và Singapore cũng có thể thấy những lễ kỷ niệm tương tự.

Nyepi (Tết của người Bali)

Theo lịch Saka dựa trên âm lịch, ngày đầu tiên của lịch này được coi là năm mới theo văn hóa Bali và Java. Trái ngược với cách cả thế giới ăn mừng năm mới,  Tết Nyepi là cách tự thư giãn và nghỉ ngơi rất nhiều, chỉ có bắn pháo hoa quanh thành phố vào đêm giao thừa.

Nowruz (Tết của người Iran)

Ngoài Tết dương lịch, người dân trên thế giới còn ăn Tết những lúc nào? - 3

Kỷ niệm sự khởi đầu của mùa Xuân, Nowruz được tổ chức bởi cả cộng đồng Zoroastrian và Baha’i. Trong Tết Nowruz, người ta có thể nghe thấy tiếng kèn trumpet trên đường phố, những quả trứng đầy màu sắc và một nồi đầy ngũ cốc có thể được coi là một phần của lễ kỷ niệm chào đón mùa Xuân.

Raʼs as-Sanah al-Hijrīyah (Tết Hồi giáo)

Năm mới Hồi giáo biểu thị ngày đầu tiên của Muharram, là tháng đầu tiên trong Lịch Hồi giáo. Nó kỷ niệm cuộc di cư của nhà tiên tri Mohammed từ Mecca đến Medina, được gọi là Hijra. Ngày lễ được đánh dấu bởi những người Hồi giáo sống trên toàn thế giới.

Aluth Avurudda (Tết Sinhalese)

Người dân Sri Lanka ăn mừng Aluth Avurudda trùng với Tết Tamil. Hầu hết năm mới tại các nơi khác biểu thị sự bắt đầu của mùa xuân, trong khi năm mới này có nghĩa là kết thúc.

Rosh Hashanah (Tết Do Thái)

Ngoài Tết dương lịch, người dân trên thế giới còn ăn Tết những lúc nào? - 4

Rosh Hashanah là một ngày lễ kéo dài 2 ngày để tưởng nhớ sự kết thúc ngày thứ 7 của Sự sáng tạo từ Sách Sáng thế. Lễ hội bao gồm các nghi lễ được thực hiện với phần trình diễn và thưởng thức đều yên tĩnh. Mật ong và táo là thực phẩm phổ biến vào khoảng thời gian này, với vị ngọt biểu thị sự tích cực và mọi điều tốt lành.

Tết thổ dân Murador

Bộ tộc thổ dân Tây Úc Murador đã ăn mừng đầu năm mới vào ngày 30/10 theo lịch Gregory. Một ngày quan trọng trong lịch của bộ tộc, nó được coi là thời gian cho tình bạn, sự hòa giải và tạ ơn cho một năm đã qua.

Nguồn: [Link nguồn]

Những địa điểm đón năm mới hoành tráng nhất thế giới

Tôn vinh năm mới là một truyền thống được yêu thích tại hầu hết các quốc gia trên thế giới. Vào đêm giao thừa, những...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hàn Ly (Theo floweraura) ([Tên nguồn])
Du lịch Châu Á Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN