Bí ẩn cây cầu được xây dựng bởi những con khỉ, gây tranh cãi bởi nguồn gốc ra đời

Sự kiện: Du lịch Châu Á

Cây cầu này mang nhiều ý nghĩa tôn giáo trong sử thi của người Ấn Độ và vấp phải những ý kiến trái chiều xoay quanh nguồn gốc hình thành.

Trong sử thi Ramayana (Kỳ tích của Hoàng tử Rama) Ấn Độ được viết cách đây vài nghìn năm, tác giả Valmiki có nhắc về 1 cây cầu bắc qua đại dương nối Ấn Độ và Sri Lanka. 

Bản trường ca này kể về cuộc đời của Hoàng tử Rama và cuộc đấu tranh giải cứu người vợ Sita bị bắt cóc bởi quỷ vương Ravana - người cai trị Sri Lanka.

Bí ẩn cây cầu được xây dựng bởi những con khỉ, gây tranh cãi bởi nguồn gốc ra đời - 1

Hoàng tử Rama bị buộc phải từ bỏ quyền lên ngôi vua, sống lưu vong trong 14 năm. Khi biết vợ mình bị bắt cóc, Hoàng tử Rama đã tổ chức một đội quân khỉ, dẫn chúng tới Sri Lanka và cuộc chiến tranh nổ ra.

Cuối cùng quỷ vương Ravana bị đánh bại, Hoàng tử Rama trở về cùng vợ. Khi đội quân của Hoàng tử Rama tới đại dương nơi có hòn đảo Sri Lanka, những con khỉ không đuôi đã xây dựng một cây cầu nổi trên biển bằng cách viết tên Rama lên đá và ném chúng xuống nước. 

Bí ẩn cây cầu được xây dựng bởi những con khỉ, gây tranh cãi bởi nguồn gốc ra đời - 2

Theo truyền thuyết, những viên đá không chìm vì trên đó có viết tên Rama. Quân đội của Rama sau đó sử dụng cây cầu này để vượt biển về phía Sri Lanka.

Ngày nay, khi nhìn vào các bức ảnh vệ tinh của khu vực này, bạn sẽ thấy có một dấu vết mờ nhạt, giống như một dải nối giữa 2 vùng đất. Đây chính là cầu Rama hay Rama Setu. Đó là một đoạn dài ngoằn ngoèo của một bãi cạn và bờ cát nối đảo Rameswaram (Ấn Độ) với đảo Mannar (Sri Lanka).

Ảnh chụp từ trên không của cầu Rama, được chụp khi bay qua Sri Lanka nhìn về phía tây.

Ảnh chụp từ trên không của cầu Rama, được chụp khi bay qua Sri Lanka nhìn về phía tây.

Cây cầu này dài khoảng 50km, phần lớn nằm dưới nước. Thế nhưng, trong nhiều thế kỷ trước, nó là một câu cầu vững chắc, nối giữa Ấn Độ và Sri Lanka. 

Theo ghi chép được lưu giữ tại đền Rameswaram, nó tồn tại vào cuối thế kỷ 15, có thể đi bộ qua được, sau đó bị chìm trong nước sau một cơn bão.

Sự tồn tại của cầu Rama được biết đến ở Ấn Độ cũng như Sri Lanka từ nhiều đời nay, thể hiện rõ qua truyền thuyết được lưu truyền trong sử thi cổ Ramayana. Nhiều người theo đạo Hindu chính thống coi sự tồn tại của cây cầu là bằng chứng không thể lay chuyển về sử thi Ramayana.

Các nhà lý thuyết âm mưu và nhà thần học tin rằng, cây cầu thực sự được xây dựng bởi Hoàng tử Rama và đội quân khỉ. 

Một bức phù điêu bằng đá chạm khắc tại đền Prambanan, trên đảo Java, Indonesia, cho thấy những con khỉ giúp Hoàng tử Rama bằng cách mang đá để xây dựng cây cầu.

Một bức phù điêu bằng đá chạm khắc tại đền Prambanan, trên đảo Java, Indonesia, cho thấy những con khỉ giúp Hoàng tử Rama bằng cách mang đá để xây dựng cây cầu.

Năm 2002, một bức ảnh của NASA chụp về khu vực này cho thấy có một con đường đắp cao uốn khúc biến mất vào khoảng không được công bố.

Có nhiều ý kiến trái chiều giữa các chuyên gia về tính xác thực của cây cầu. Trong đó, có người cho rằng, do sự lắng đọng cát liên tục và quá trình trầm tích tự nhiên, dẫn tới việc có một dải dài như một cây cầu nối liền 2 vùng đất.

Trong khi đó, một người khác cho rằng, cây cầu có thể là một đường bờ biển cũ, ngụ ý 2 vùng đất liền của Ấn Độ và Sri Lanka đã từng được nối với nhau trong quá khứ.

Hình ảnh cẩu Rama được chụp bởi NASA.

Hình ảnh cẩu Rama được chụp bởi NASA.

Các nghiên cứu đã mô tả cấu trúc khác nhau của cây cầu như một chuỗi các bãi cạn, rạn san hô, một rặng núi được hình thành trong khu vực do vỏ trái đất mỏng đi, một tombolo (doi cát) kép, một bãi cát hoặc các đảo chắn.

Mọi thứ trở nên nóng hơn khi chính phủ Ấn Độ đề xuất nạo vét thông qua cầu Rama để tạo ra 1 tuyến đường vận chuyển ở các eo biển nông, giữa Ấn Độ và Sri Lanka. 

Hiện tại, những con tàu cố gắng di chuyển giữa bờ biển phía tây và phía đông của Ấn Độ phải đi vòng quanh Sri Lanka. Nếu có một kênh nước sâu dài nối eo biển Palk với vịnh Mannar sẽ cắt ngang quãng đường hơn 400 km, tiết kiệm cả thời gian và tiền bạc. 

Thế nhưng, những người theo đạo Hindu đã phản đối mạnh mẽ dự án này, họ nói rằng cầu Rama là một “tượng đài tôn giáo”, không được phá huỷ.

Hiện dự án này đang bị tạm dừng vì nhiều lý do. Các nhà môi trường nói rằng, việc nạo vét một con kênh sẽ phá hủy san hô, đồng thời gây hại cho khu bảo tồn đánh bắt trong khu vực, làm mất cân bằng hệ sinh thái trong khu vực. 

Bên cạnh đó, bãi cát cung cấp sự bảo vệ tự nhiên chống lại các đợt sóng thần di chuyển từ bờ biển phía đông sang bờ biển phía tây và ngược lại. Chính phủ Ấn Độ hiện đang xem xét một lộ trình thay thế không liên quan đến việc phá hủy cầu Rama.

Nguồn: [Link nguồn]

Dòng sông nào nguy hiểm nhất thế giới?

Có rất nhiều lý do để một con sông bị coi là nguy hiểm như nước chảy xiết, nhiều ghềnh đá, động vật nguy hiểm, thác nước dốc…

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo NHẬT DƯƠNG (Theo Amusingplanet) ([Tên nguồn])
Du lịch Châu Á Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN