10 sự thật kinh ngạc về thành phố vốn là thành lũy bất khả xâm phạm thời Trung cổ

Sự kiện: Du lịch, lễ hội

Những mái nhà bằng đá lấp lánh dưới ánh sáng mặt trời trên đỉnh tháp xây dựng từ thế kỷ 13 ngự trị ở đường chân trời. Được bao quanh bởi những ngọn núi và vườn nho, nơi đây tràn ngập hương thơm của bụi thông, sự ngọt ngào của các loại cỏ cây, hoa lá theo những cơn gió mát lành.

10 sự thật kinh ngạc về thành phố vốn là thành lũy bất khả xâm phạm thời Trung cổ - 1

Thành phố "tường cao hào sâu" thời Trung cổ Carcassonne đặt tại thung lũng tươi mát của sông Aude - nằm giữa giữa các dãy núi Pyrenees và trung tâm Massif. Những mái nhà bằng đá lấp lánh dưới ánh sáng mặt trời trên đỉnh tháp xây dựng từ thế kỷ 13 ngự trị ở đường chân trời.

Được bao quanh bởi những ngọn núi và vườn nho, hương thơm của những bụi thông, sự ngọt ngào của các loại cỏ cây và hoa lá theo những cơn gió mát lành. Mùi hương đặc trưng của miền nam nước Pháp này còn có tên gọi riêng là garrigue (mùi hương quần thể cây garrigue )

Quang cảnh thành phố Carcassonne thời Trung cổ giữa những vườn nho. Ảnh Harry. Ảnh Dennis Jarvis

Quang cảnh thành phố Carcassonne thời Trung cổ giữa những vườn nho. Ảnh Harry. Ảnh Dennis Jarvis

1. Bức tường của thành phố dài 1,9 dặm (3 km)

Cité de Carcassonne. Ảnh erjk.amerjka

Cité de Carcassonne. Ảnh erjk.amerjka

Carcassonne nhìn từ trên không.

Carcassonne nhìn từ trên không.

Bức tường Carcassonne. Ảnh Vicente Villamón

Bức tường Carcassonne. Ảnh Vicente Villamón

2. Tường thành có 52 tháp lớn

Cao chót vót bên trên. Ảnh candi…

Cao chót vót bên trên. Ảnh candi…

Thành phố cố định có thiết kế đồng tâm với hai bức tường bên ngoài với 52 tháp và xà lan, được được để ngăn chặn sự tấn công của kẻ thù.

Bên trong thành có một lâu đài bá tước (château comtal) được xây dựng khoảng năm 1130 với hai tòa nhà tạo thành một chữ L và một tháp bảo vệ, tháp Pinte, công trình cao nhất của thành cổ, phía bắc lâu đài có một nhà nguyện nhỏ.

10 sự thật kinh ngạc về thành phố vốn là thành lũy bất khả xâm phạm thời Trung cổ - 7

3. Tòa tháp La Mã được thiết lập làm Tòa án Dị giáo thời Trung cổ

Lớp tường thành phía ngoài được xây từ thời La Mã trên một mũi đá, nó cho phép bao quát toàn bộ thung lũng và phần đồng bằng Aude, cấu tạo của nó là những phiến đá to được gắn kết bằng một lớp vữa chặt tạo thành lớp tường dày từ 2 đến 3 mét và có chu vi 1070 mét, che chắn cho khoảng 7 héc ta đất. Hiện nay vẫn còn tồn tại 17 tháp canh từ thời La Mã trên tổng số 30 tháp canh xây dựng ban đầu với đường kính từ 4,5 mét đến 7 mét

Những mái ngói đất nung đỏ có từ thời La Mã được người Trung cổ mệnh danh là “Tòa tháp dị giáo ”. Mục đích của Tòa án Trung cổ là tiêu diệt và ngăn chặn sự lan truyền của chủ nghĩa Catharism và Waldensians - những người theo phong trào cải cách tôn giáo thời bấy giờ.

Tháp Carcassonne ở Gallo-La Mã. Ảnh José Luiz

Tháp Carcassonne ở Gallo-La Mã. Ảnh José Luiz

4. Carcassonne là pháo đài đầu tiên sử dụng hàng rào gỗ trong thời gian bị bao vây

Kiến trúc của thành cổ Carcassonne chịu ảnh hưởng lớn bởi kiến trúc quân sự thời Trung Cổ, nó nổi bật với kích thước đồ sộ, độ phức tạp và khả năng phòng thủ cao, đây là pháo đài lớn nhất của châu Âu. Carcassonne có hai lớp tường thành và nhiều công trình khác nhau phía trên và bên trong tường thành, hầu hết đều được xây bằng đá.

Các thành lũy bằng gỗ nhô ra gắn liền với  bức tường phía trên của pháo đài cung cấp sự bảo vệ cho những người lính và cho phép họ bắn tên hoặc thả đá vào những kẻ tấn công bên dưới.

Hai trong số những tòa tháp nằm ở phía bên phải của lối vào. Ảnh Dennis Jarvis

Hai trong số những tòa tháp nằm ở phía bên phải của lối vào. Ảnh Dennis Jarvis

Quang cảnh tường gỗ từ bên trong lâu đài. Ảnh Dennis Jarvis

Quang cảnh tường gỗ từ bên trong lâu đài. Ảnh Dennis Jarvis

5. Hoàng tử áo đen Edward thất bại trong việc chiếm thành phố trong Chiến tranh Trăm năm

Trong cuộc Đại đột kích năm 1355 của người Anh ở vùng Aquitaine – Languedoc, “Hoàng tử đen” Edward đã gần như hủy diệt nền kinh tế miền nam nước Pháp thông qua thực hiện chính sách đốt cháy và cướp bóc. Khi Hoàng tử Đen đi qua Carcassonne, quân đội của ông đã san bằng Thành phố Hạ, nhưng không thể chiếm được thành phố chính có tường cao bao quanh này.

Vị trí của Carcassone như một pháo đài phòng thủ quan trọng ở biên giới với Tây Ban Nha vẫn duy trì cho đến khi Hiệp ước Pyrenees được ký kết. Điều này đã đẩy biên giới nước Pháp tiến xa về phía nam, làm giảm tầm quan trọng chiến lược của Carcassone.

Tác phẩm Hoàng tử Đen 16 tuổi trong trận chiến Crecy của Julian Russel, 1888

Tác phẩm Hoàng tử Đen 16 tuổi trong trận chiến Crecy của Julian Russel, 1888

6. Năm 1849, Thành phố Carcassonne gần như bị phá hủy

Carcassonne đã bị loại khỏi danh sách công sự chính thức dưới thời Napoléon và thời Phục hồi - Restoration.

Tòa thành này rơi vào tình trạng hư hỏng đến mức chính phủ Pháp quyết định phá bỏ, gây ra một cuộc náo động tại địa phương.

10 sự thật kinh ngạc về thành phố vốn là thành lũy bất khả xâm phạm thời Trung cổ - 12

Về sau, thị trưởng của Carcassonne là Jean-Pierre Cros-Mayrevieille, và nhà văn Prosper Mérimée, người kiểm tra các di tích cổ phát động chiến dịch thành công để bảo tồn thành phố có tường bao quanh. Kiến trúc sư Eugène Viollet-le-Duc được giao nhiệm vụ cải tạo toàn bộ thành phố.

Carcassonne. Ảnh Vicente Villamón

Carcassonne. Ảnh Vicente Villamón

7. Nhà thơ Pháp Gustave Nadaud đã làm cho Carcassonne trở nên nổi tiếng

Cité de Carcassonne. Ảnh Javier Medina

Cité de Carcassonne. Ảnh Javier Medina

Ông đã viết một bài thơ về một người đàn ông mơ thấy Carcassonne trước khi chết. Bài thơ của ông đã truyền cảm hứng cho nhiều người khác và đã được dịch sang tiếng Anh nhiều lần.

8. Năm 1898, Giáo hoàng Lêô XIII công nhận Nhà thờ Gothic của Carcassonne là Vương cung thánh đường.

Công trình lớn thứ hai trong pháo đài bên cạnh lâu đài là nhà thờ Saint-Nazaire được xây dựng bằng cát kết, các chi tiết cổ nhất của nhà thờ còn lại đến ngày nay có niên đại khoảng thế kỉ 11.

Vương cung thánh đường nhỏ nằm bên trong các bức tường thành. Nổi tiếng với những cửa sổ kính màu lâu đời nhất ở miền nam nước Pháp, Vương cung thánh đường Saint-Nazaire ngày nay đã được công nhận là di tích quốc gia.

Vương cung thánh đường Saint-Nazaire (thế kỷ 11 - 14), viên ngọc quý của thành phố thời Trung cổ, Carcassonne. Ảnh Dennis Jarvis

Vương cung thánh đường Saint-Nazaire (thế kỷ 11 - 14), viên ngọc quý của thành phố thời Trung cổ, Carcassonne. Ảnh Dennis Jarvis

Vương cung thánh đường Saint-Nazaire được chú ý nhờ những ô cửa kính màu. Ảnh Dennis Jarvis

Vương cung thánh đường Saint-Nazaire được chú ý nhờ những ô cửa kính màu. Ảnh Dennis Jarvis

9. Ngày nay, có 50 hộ gia đình thường trú sống trong các bức tường thành cổ

Nhiều du khách đến đây không biết rằng vẫn còn cư dân sống tại điểm di tích lịch sử này. Bạn có thể trải nghiệm cuộc sống nơi đây thông qua Airbnb như điểm lưu trú L'Echappee Belle ở bên trong những bức tường thành cổ. 

10. Carcassonne cạnh tranh với Mont St Michel cho danh hiệu lâu đài được viếng thăm nhiều nhất ở Pháp

Thành cổ này được trùng tu vào cuối thế kỷ 19 và được công nhận là Di sản Thế giới của UNESCO vào năm 1997 

Lâu đài Carcassonne. Ảnh BrianRS1

Lâu đài Carcassonne. Ảnh BrianRS1

Cầu Carcassonne.

Cầu Carcassonne.

Ngày nay đây là một trong những điểm thu hút khách du lịch nhiều nhất nước Pháp với khoảng 2 triệu người mỗi năm.

Nguồn: [Link nguồn]

Bí mật của những bức tường thành nổi tiếng nhất thế giới

Từ những địa danh hùng vĩ như Vạn lý trường thành của Trung Quốc đến bức tường Berlin... những bức tường thành đã...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hàn Mai ([Tên nguồn])
Du lịch, lễ hội Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN