Lần đầu tiên trong lịch sử, nước Mỹ sẽ đưa người phụ nữ đầu tiên lên Mặt Trăng

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Sứ mệnh Artemis sẽ có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc chứng minh vị thế của nước Mỹ trên không gian.

Kể từ khi lên làm tổng thống Mỹ, Donald Trump đã quyết liệt thực hiện nhiều biện pháp để lấy lại vị thế cho nước Mỹ. Trong đó, cuộc cạnh tranh với Trung Quốc được đặt lên trọng tâm. Khi Trung Quốc đã thành công trong việc đưa tàu không người lái đổ bộ thành công xuống nửa tối của Mặt Trăng, tổng thống Donald Trump quyết định sẽ trợ giúp cho NASA để “đưa NASA vĩ đại trở lại” và khẳng định vị thế số một của nước này trên vũ trụ.

Tổng thống Trump đã kêu gọi quốc hội tăng ngân sách chi tiêu cho NASA, với mục tiêu đến năm 2025 mỗi năm NASA sẽ có 28 tỷ USD. Để cụ thể hóa nguồn tiền đó, “Chương trình Artemis” đã được phê chuẩn với mục tiêu quay trở lại Mặt Trăng trong 4 năm tới.

Artemis là một nữ thần trong thần thoại Hy Lạp, chị em song sinh với vị thần Apollo. Apollo cũng là chương trình đưa người lên Mặt Trăng đã được nước Mỹ thực hiện xuyên suốt từ năm 1969 đến năm 1972, với nhiều chuyến bay đổ bộ lên thiên thể này, mang theo tổng cộng 12 phi hành gia. Tuy nhiên trong số đó không có bất kỳ nữ phi hành gia nào.

Chương trình Apollo đã đưa nhiều phi hành gia NASA lên Mặt Trăng.

Chương trình Apollo đã đưa nhiều phi hành gia NASA lên Mặt Trăng.

Chính vì vậy, chương trình Artemis sẽ đặt mục tiêu đưa nhiều phi hành gia lên Mặt Trăng, trong đó trọng tâm là nữ phi hành gia đầu tiên đặt chân lên thiên thể này. Ban đầu, chương trình được lên kế hoạch thực hiện vào năm 2028, tuy nhiên sau đó đã rút ngắn xuống còn 4 năm, đến năm 2024 theo yêu cầu của tổng thống Donald Trump.

Với khoảng thời gian quá ngắn, người đứng đầu NASA yêu cầu phải có được con số 28 tỷ USD. Trong đó cụ thể sẽ được dành cho các mục tiêu sau: 16,2 tỷ  USD là số tiền xây dựng hệ thống hạ cánh xuống Mặt trăng, bao gồm phát triển, thử nghiệm và phóng các tàu đổ bộ Mặt trăng mới. 7,6 tỷ USD chi ra để có được hệ thống tên tửa đẩy có tên Hệ thống Phóng Không gian (SLS) tiên tiến của Mỹ. 1,9 tỷ USD dành cho Chương trình khám phá và thám hiểm Mặt trăng, trong đó bao gồm cả những hợp đồng thương mại dành cho các cá nhân có nhu cầu. 1,2 tỷ USD đầu tư vào công nghệ thăm dò phía Nam cực của Mặt trăng (nơi sẽ là khu vực đổ bộ). 552 triệu USD dùng cho các phương tiện di chuyển trên bề mặt Mặt trăng. Theo NASA, các phi hành gia sẽ sống và làm việc bên ngoài tàu đổ bộ trong 6,5 ngày. 518 triệu USD được đầu tư cho 2 bộ đồ của phi hành gia (1 nam, 1 nữ) thực hiện sứ mệnh đổ bộ.

Tàu vũ trụ dùng để đổ bộ lên Mặt Trăng.

Tàu vũ trụ dùng để đổ bộ lên Mặt Trăng.

Trạm vũ trụ Gateway nơi các phi hành gia xuất phát để đổ bộ Mặt Trăng.

Trạm vũ trụ Gateway nơi các phi hành gia xuất phát để đổ bộ Mặt Trăng.

Bộ đồ cải tiến của các phi hành gia dùng trong lần đổ bộ năm 2024.

Bộ đồ cải tiến của các phi hành gia dùng trong lần đổ bộ năm 2024.

Toàn bộ sứ mệnh cũng được lên kế hoạch với 3 giai đoạn, trong đó năm 2021 sẽ thử nghiệm hệ thống tên lửa đẩy SLS và tàu Orion. Năm 2022 sẽ đưa phi hành gia kết nối với trạm vũ trụ Gateway, nơi này là ngôi nhà ngoài không gian của phi hành gia để sinh sống và làm việc. Cuối cùng, năm 2024 sẽ tiến hành việc đổ bộ lên Mặt Trăng.

Ngoài ra, tham vọng của NASA còn tiếp tục sau năm 2024, khi đã đổ bộ, họ sẽ giải mã những bí ẩn trên thiên thể này, tìm hiểu cách sử dụng tài nguyên cơ bản là nước bằng cách làm tan băng, thử sống và sinh hoạt trên một thiên thể khác Trái Đất. Bằng những kinh nghiệm đó, họ sẽ xây dựng trạm vũ trụ vĩnh viễn trên thiên thể này, để tiến tới thám hiểm sao Hỏa trong tương lai.

NASA tham vọng sẽ lập trạm vũ trụ vĩnh viễn trên Mặt Trăng.

NASA tham vọng sẽ lập trạm vũ trụ vĩnh viễn trên Mặt Trăng.

Nguồn: [Link nguồn]

Sau khi xóa sổ Sao Diêm Vương, các nhà khoa học ráo riết truy tìm hành tinh thứ 9

Các nhà khoa học vẫn tin rằng có một hành tinh thứ 9 tồn tại trong Hệ Mặt Trời, và đang ráo riết truy tìm nó.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vĩnh Hậu ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN