Tương lai vạn vật kết nối Internet: Công tơ điện, nước cũng sẽ "lên mây"

Sự kiện: Internet Viettel

Khi dịch vụ NB-IoT được triển khai, công tơ điện thông minh, công tơ nước thông minh cũng sẽ kết nối Internet.

Viettel Solutions thuộc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) vừa chính thức cung cấp dịch vụ Narrowband Internet of Things (NB-IoT) đầu tiên tại Việt Nam. Đây là thành quả sau 5 tháng đo kiểm, tối ưu và thử nghiệm phát sóng trạm NB-IoT trên 100% địa bàn Hà Nội, TP.HCM và quận Hải Châu (Đà Nẵng).

Việc triển khai dịch vụ NB-IoT có thể sẽ được sử dụng trong các ứng dụng cần thiết cho cuộc sống của người dân như: Công tơ điện thông minh, công tơ nước thông minh, quan trắc chất lượng nước, quan trắc chất lượng không khí, cảm biến nhiệt độ, độ ẩm, giám sát vật nuôi, thiết bị đo lưu lượng nước,…

Nhờ dịch vụ NB-IoT, các thiết bị dù nhỏ như công tơ điện, nước cũng có thể kết nối Internet.

Nhờ dịch vụ NB-IoT, các thiết bị dù nhỏ như công tơ điện, nước cũng có thể kết nối Internet.

Viettel cho biết, NB-IoT là một trong chuỗi các công nghệ tiên tiến mà họ muốn đưa vào để đẩy nhanh quá trình thông minh hóa đô thị - smartcity (chất lượng nước, không khí...), thông minh hóa toàn bộ quy trình vận hành của doanh nghiệp (doanh nghiệp điện, nước,…), và khi chính quyền, doanh nghiệp đồng loạt sử dụng thì người dân sẽ được hưởng lợi những giá trị mà hệ thống này mang lại.

Theo Viettel, phần lớn máy móc là các sensor để số hóa thế giới vật lý, đặc điểm của nhóm này là tính kết nối truyền tin ít, tốc độ thấp. Công nghệ NB-IoT (Narrowband IoT) có khả năng ngắt kết nối với thiết bị khi không hoạt động. Chính vì thế thời gian liên lạc của thiết bị đầu cuối được kéo dài tới từ 5 đến 10 năm mà không cần thay pin.

NB-IoT có vùng phủ sóng trong nhà tốt, hỗ trợ một số lượng lớn kết nối đồng thời, tiết kiệm chi phí, tiêu thụ ít điện năng và kiến ​​trúc mạng được tối ưu hóa. Điều này khả thi là nhờ khả năng kết nối hiệu quả các nhóm thiết bị lớn, đồng thời giảm thiểu mức tiêu thụ điện năng và tăng phạm vi phủ sóng ở các vị trí mà những công nghệ di động thông thường không thể chạm tới.

Cũng liên quan tới hệ thống mạng và các thiết bị công nghệ, công ty công nghệ đo lường điện tử Keysight Technologies vừa phát đi thông tin về việc được tổ chức Global TD-LTE Innitiative (GTI - Sáng kiến TD-LTE toàn cầu) trao giải đột phá sáng tạo nhất trong công nghệ di động năm thứ 3 liên tiếp. Họ giúp các doanh nghiệp, nhà cung cấp dịch vụ và cơ quan chính phủ thúc đẩy sáng tạo để kết nối và bảo đảm an ninh thế giới.

Keysight đã tham gia GTI với tư cách thành viên để hỗ trợ các mục tiêu của hãng trong thúc đẩy hệ sinh thái phát triển toàn diện cùng các tiêu chuẩn 5G, đồng thời tìm kiếm các cơ hội và thị trường thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Kể từ khi ra mắt năm 2017, giải pháp mô phỏng mạng 5G của Keysight đã được sử dụng rộng rãi trong hệ sinh thái toàn cầu gồm các nhà mạng, các phòng thí kiệm kiểm thử và các nhà sản xuất chipset và thiết bị để thúc đẩy triển khai thương mại các thiết bị đa băng tần 5G.

Nguồn: [Link nguồn]

Mất kết nối tuyến cáp quang biển AAG, internet đi quốc tế có thể bị ảnh hưởng

Một số dịch vụ như YouTube, Facebook, Instagram,... có thể bị gián đoạn hoặc chập chờn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Phạm ([Tên nguồn])
Internet Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN