Trạm không gian Thiên Cung 1 đã xoẹt 81 giây qua bầu trời Malaysia

Trạm không gian Thiên Cung 1 nặng 8,5 tấn của Trung Quốc đang rơi tự do về phía Trái Đất.

Straitstimes dẫn thông báo của Cơ quan Nghiên cứu Vũ trụ Malaysia (Angkasa) cho biết, một luồng sáng lớn đã xẹt qua bầu trời nước này vào khoảng 3h19 rạng sáng 30/3 (giờ địa phương) trong 81 giây. Đó chính là luồng sáng của  trạm không gian Tiangong-1 (Thiên Cung 1) khi đang bốc cháy. Theo ước tính, Thiên Cung 1 đã rơi từ độ cao 182,462km xuống độ cao 182,407km trong vòng 90 giây.

Trạm không gian Thiên Cung 1 đã xoẹt 81 giây qua bầu trời Malaysia - 1

Thiên Cung 1 đã xoẹt qua bầu trời Malaysia. (Ảnh: Fraunhofer FHR)

Ngay sau hiện tượng trên, người dân Malaysia đã được yêu cầu gọi điện tới số điện thoại đường dây nóng 999, để cung cấp thông tin về bất kỳ hiện tượng lạ nào mà họ chứng kiến được, bao gồm thời gian, địa điểm và sẽ tốt hơn nếu có cả video.

Tiến sĩ Noordin Ahmad - Giám đốc Angkasa cho biết, khả năng trạm vũ trụ Thiên Cung 1 rơi xuống lãnh thổ Malaysia là rất nhỏ, chỉ 0,09%. Hiện, Angkasa đang phối hợp với Hội đồng An ninh Quốc gia để kíp thời đối phó với bất cứ khả năng nào liên quan có thể xảy ra.

Trước đó, hệ thống radar theo dõi của Viện Fraunhofer FHR (ở Đức) cũng đã chụp được những hình ảnh đầu tiên của trạm không gian Thiên Cung 1 khi nó rơi trở lại Trái Đất và đang bốc cháy ở độ cao 270km. Hình ảnh một đốm sáng chói lóa trên bầu trời ở vùng núi Hautes-Alpes, phía đông nước Pháp cũng được cho là của Thiên Cung 1.

Trạm không gian Thiên Cung 1 đã xoẹt 81 giây qua bầu trời Malaysia - 2

Hình ảnh Thiên Cung 1 đang cháy khi rơi ở độ cao 270km. (Ảnh: Fraunhofer FHR)

Trạm không gian Thiên Cung 1 đã xoẹt 81 giây qua bầu trời Malaysia - 3

Đốm sáng do trạm không gian tạo ra khi xuất hiện ở vùng núi Hautes-Alpes, phía đông nước Pháp.

Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) từng công bố thông tin khoanh vùng phạm vi rơi của Thiên Cung 1. Holger Krag, người đứng đầu Văn phòng Thí nghiệm Không gian của ESA cho biết: "Dựa vào hình dạng quỹ đạo của trạm không gian, chúng tôi có thể loại trừ khả năng xuất hiện mảnh vỡ nào đó ngoài vĩ tuyến 43 độ bắc và 43 độ nam".

"Điều này có nghĩa là Thiên Cung 1 có thể rơi tại bất kỳ vị trí nào trên Trái Đất giữa các vĩ độ trên, ví dụ như một số quốc gia ở châu Âu", Holger Krag cảnh báo.

Hay nói rõ hơn là các mảnh vỡ của Thiên Cung 1 có thể phân tán khắp các thành phố lớn, như LA, New York của Mỹ, hoặc các nước châu Âu như Pháp, Tây Ban Nha, Ý,... Đáng chú ý, các nước châu Á trong đó có Việt Nam cũng nằm trong vùng nguy hiểm theo dự báo này của ESA.

Trạm không gian Thiên Cung 1 đã xoẹt 81 giây qua bầu trời Malaysia - 4

Vùng nguy hiểm (giữa 2 vạch đỏ) mà ESA từng dự báo.

Tuy nhiên, theo thông tin cập nhật mới nhất ESA, trạm không gian Thiên Cung 1 sẽ rơi xuống Trái Đất trong khoảng 30/3 - 1/4, và nó sẽ cháy hoàn toàn đồng nghĩa với việc chắc chắn không có khả năng gây nguy hiểm cho con người. Trước đó, ESA và các chuyên gia cùng cảnh báo có thể còn những mảnh vỡ lên tới 100kg rơi xuống mặt đất.

Trạm không gian Thiên Cung 1 dài 10,4m, nặng 8,5 tấn (bao gồm cả nhiên liệu). "Cha đẻ" của trạm không gian này là cơ quan hàng không ở Bắc Kinh, Trung Quốc đã mất khả năng kiểm soát nó từ năm 2016 khiến một vụ va trạm có thể xảy ra khi rơi, nhưng thời gian và địa điểm cụ thể là chưa thể dự báo chính xác cho tới những giây cuối cùng.

Công bố hình ảnh trạm không gian 8,5 tấn đang cháy rực lửa khi rơi

Đây là hình ảnh thực tế của trạm không gian này trong quá trình rơi trở lại mặt đất với quỹ đạo vô định.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Ngọc Phạm ([Tên nguồn])
Trạm không gian Thiên Cung 1 rơi Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN