Top 7 thảm họa tự nhiên có sức tàn phá kinh khủng nhất

Sự kiện: Bí ẩn khoa học

TPO - Thiên nhiên đã nuôi sống con người thì cũng có khả năng hủy diệt sự sống này. Sự vận động của Trái Đất đã tạo ra những thảm họa tự nhiên có sức tàn phá kinh khủng như bão, động đất, sóng thần… Sau đây là top 7 thảm họa có sức hủy diệt nhất thế giới.

1. Sạt lở đất

Lở đất là một hoạt động địa chất mà ở đó đá và đất bị sạt lở và trôi theo chiều trọng lực. Mưa lớn, động đất nhỏ, núi lửa phun trào và lực hấp dẫn là nguyên nhân của lở thảm họa tự nhiên này. Các hoạt động của con người như khai thác, xây dựng và khai thác đá cũng gây ra lở đất. Dấu hiệu để dự báo lở đất là sự di chuyển của đất ra khỏi nền móng thực tế, mực nước ngầm giảm đột ngột và nứt mặt đất. Những nơi dễ bị sạt lở đất nhất là sườn dốc, bên đồi và các đảo nhỏ.

Lở đất là một hoạt động địa chất mà ở đó đá và đất bị sạt lở và trôi theo chiều trọng lực. Mưa lớn, động đất nhỏ, núi lửa phun trào và lực hấp dẫn là nguyên nhân của lở thảm họa tự nhiên này. Các hoạt động của con người như khai thác, xây dựng và khai thác đá cũng gây ra lở đất. Dấu hiệu để dự báo lở đất là sự di chuyển của đất ra khỏi nền móng thực tế, mực nước ngầm giảm đột ngột và nứt mặt đất. Những nơi dễ bị sạt lở đất nhất là sườn dốc, bên đồi và các đảo nhỏ.

2. Núi lửa phun trào 

Núi lửa là một “khe hở” bên trong Trái Đất lên đến bề mặt. Núi lửa phun trào tạo ra rất nhiều tro, dung nham nóng và khí độc. Sự hội tụ và phân kỳ của các mảng kiến tạo của Trái đất gây ra sự hình thành núi lửa. Những núi lửa thường nằm ở vùng giữa Đại Tây Dương và sườn núi Thái Bình Dương. Vùng đất xung quanh núi lửa rung chuyển, trận động đất nhỏ, phun ra hơi nước và khí là dấu hiệu của các vụ phun trào núi lửa.

Núi lửa là một “khe hở” bên trong Trái Đất lên đến bề mặt. Núi lửa phun trào tạo ra rất nhiều tro, dung nham nóng và khí độc. Sự hội tụ và phân kỳ của các mảng kiến tạo của Trái đất gây ra sự hình thành núi lửa. Những núi lửa thường nằm ở vùng giữa Đại Tây Dương và sườn núi Thái Bình Dương. Vùng đất xung quanh núi lửa rung chuyển, trận động đất nhỏ, phun ra hơi nước và khí là dấu hiệu của các vụ phun trào núi lửa.

3. Lốc xoáy

Lốc xoáy là những cuộn xoáy không khí với tốc độ có thể lên đến 500 km/h. Những cơn lốc này thường có hình phễu và đôi khi thay đổi hình dáng theo điều kiện không khí. Lốc xoáy có đủ sức mạnh để phá hủy toàn bộ thành phố và nhổ bật cây. Lốc xoáy có mặt trong tất cả các châu lục ngoại trừ Nam Cực. Hẻm Tornado (khu vực bao gồm Bắc Texas, Oklahoma, Kansas và Nebraska) là khu vực dễ bị lốc xoáy nhất trên thế giới. Ngoài ra, các bang Indiana, New Orleans, Atlanta, Florida là những nơi thường xuyên xảy ra lốc xoáy nhất Trái Đất.

Lốc xoáy là những cuộn xoáy không khí với tốc độ có thể lên đến 500 km/h. Những cơn lốc này thường có hình phễu và đôi khi thay đổi hình dáng theo điều kiện không khí. Lốc xoáy có đủ sức mạnh để phá hủy toàn bộ thành phố và nhổ bật cây. Lốc xoáy có mặt trong tất cả các châu lục ngoại trừ Nam Cực. Hẻm Tornado (khu vực bao gồm Bắc Texas, Oklahoma, Kansas và Nebraska) là khu vực dễ bị lốc xoáy nhất trên thế giới. Ngoài ra, các bang Indiana, New Orleans, Atlanta, Florida là những nơi thường xuyên xảy ra lốc xoáy nhất Trái Đất.

4. Sét

Sét là sự phóng điện tự nhiên trong không khí. Do sự va chạm, các đám mây sẽ tích điện. Khi sự tích điện đủ lớn và gặp điều kiện thuận lợi, một dòng điện sẽ được đột ngột tạo ra. Mỗi giây trên Trái Đất có 100 tia sét được đánh ra, có đủ sức mạnh để phá hủy mọi thứ. Dấu hiệu nhận biết chuẩn bị có sét là sự hiện diện của những đám mây đen trên bầu trời và có tiếng sấm nổ. Sét chủ yếu đánh vào những khu vực không ổn định của môi trường, biến đổi khí hậu hoặc áp lực.

Sét là sự phóng điện tự nhiên trong không khí. Do sự va chạm, các đám mây sẽ tích điện. Khi sự tích điện đủ lớn và gặp điều kiện thuận lợi, một dòng điện sẽ được đột ngột tạo ra. Mỗi giây trên Trái Đất có 100 tia sét được đánh ra, có đủ sức mạnh để phá hủy mọi thứ. Dấu hiệu nhận biết chuẩn bị có sét là sự hiện diện của những đám mây đen trên bầu trời và có tiếng sấm nổ. Sét chủ yếu đánh vào những khu vực không ổn định của môi trường, biến đổi khí hậu hoặc áp lực.

5. Sóng thần 

Sóng thần là một loạt các đợt sóng tạo nên khi một thể tích lớn của nước đại dương bị chuyển dịch chớp nhoáng trên một quy mô lớn. Động đất cùng những dịch chuyển địa chất lớn bên trên hoặc bên dưới mặt nước, núi lửa phun và va chạm thiên thạch đều có khả năng gây ra sóng thần. Hậu quả tai hại của sóng thần có thể ở mức cực lớn, giết chết bằng nhấn chìm trong nước đến hàng trăm ngàn người trong vài giờ.

Sóng thần là một loạt các đợt sóng tạo nên khi một thể tích lớn của nước đại dương bị chuyển dịch chớp nhoáng trên một quy mô lớn. Động đất cùng những dịch chuyển địa chất lớn bên trên hoặc bên dưới mặt nước, núi lửa phun và va chạm thiên thạch đều có khả năng gây ra sóng thần. Hậu quả tai hại của sóng thần có thể ở mức cực lớn, giết chết bằng nhấn chìm trong nước đến hàng trăm ngàn người trong vài giờ.

6. Bão

Trong không gian ba chiều, bão là một cột xoáy khổng lồ, ở tầng thấp (khoảng 0–3 km) không khí nóng ẩm chuyển động xoắn trôn ốc ngược chiều kim đồng hồ (ở Bắc Bán Cầu) hội tụ vào tâm, chuyển động thẳng đứng lên trên trong thành mắt bão và toả ra ngoài ở trên đỉnh theo chiều ngược lại. Ở chính giữa trung tâm của cơn bão không khí chuyển động giáng xuống, tạo nên vùng quang mây ở mắt bão.

Trong không gian ba chiều, bão là một cột xoáy khổng lồ, ở tầng thấp (khoảng 0–3 km) không khí nóng ẩm chuyển động xoắn trôn ốc ngược chiều kim đồng hồ (ở Bắc Bán Cầu) hội tụ vào tâm, chuyển động thẳng đứng lên trên trong thành mắt bão và toả ra ngoài ở trên đỉnh theo chiều ngược lại. Ở chính giữa trung tâm của cơn bão không khí chuyển động giáng xuống, tạo nên vùng quang mây ở mắt bão.

7. Động đất

Động đất hay địa chấn là sự rung chuyển trên bề mặt Trái Đất do kết quả của sự giải phóng năng lượng bất ngờ ở lớp vỏ Trái Đất và phát sinh ra sóng địa chấn. Nó cũng xảy ra ở các hành tinh có cấu tạo với lớp vỏ ngoài rắn như Trái Đất. Có hàng ngàn trận động đất xảy ra trên khắp thế giới mỗi ngày nhưng hầu hết trong số chúng quá nhỏ để có thể bị phát hiện và một số có sức mạnh để phá hủy mọi thứ. Những nơi thường xuyên xảy ra động đất nhất trên thế giới là Kathmandu (Nepal), Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ), Delhi (Ấn Độ).

Động đất hay địa chấn là sự rung chuyển trên bề mặt Trái Đất do kết quả của sự giải phóng năng lượng bất ngờ ở lớp vỏ Trái Đất và phát sinh ra sóng địa chấn. Nó cũng xảy ra ở các hành tinh có cấu tạo với lớp vỏ ngoài rắn như Trái Đất. Có hàng ngàn trận động đất xảy ra trên khắp thế giới mỗi ngày nhưng hầu hết trong số chúng quá nhỏ để có thể bị phát hiện và một số có sức mạnh để phá hủy mọi thứ. Những nơi thường xuyên xảy ra động đất nhất trên thế giới là Kathmandu (Nepal), Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ), Delhi (Ấn Độ).

Top 7 lần chinh phục sao Hỏa của loài người

TPO - Trong lịch sử chinh phục không gian, loài người đã có 7 lần đưa những tàu không người lái lên sao Hỏa. Đây là tiền...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bảo Tuấn (theo The Mysterious World) ([Tên nguồn])
Bí ẩn khoa học Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN