Thiên thể "như phim Star Wars" đang phát triển thứ giống Trái Đất?

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Mimas, một thiên thể lạnh giá quay quanh Sao Thổ, chứa đựng những đặc điểm gần như đối chọi nhau và khiến các nhà khoa học vô cùng bối rối.

Theo Sci-New, Mimas là một mặt trăng nhỏ của Sao Thổ, bán kính chỉ 198,3 km và được mô tả là giống "Ngôi Sao Chết" được nhắc đến trong phim Star Wars (Chiến tranh giữa các vì sao).

Thế nhưng sau nhiều năm được cho là một miền đất khô cằn chi chít các miệng hố va chạm, các dữ liệu mới mà tàu thăm dò Sao Thổ Cassini của NASA gửi về khi quan sát Mimas lại gây bối rối: Dường như vệ tinh bé nhỏ này phải có một đại dương ngầm, đang ngày càng phát triển rộng thêm.

Thiên thể "như phim Star Wars" đang phát triển thứ giống Trái Đất? - 1

Mặt trăng Mimas của Sao Thổ - Ảnh: NASA

Điều này dường như đối chọi với một số bằng chứng khác cho thấy hoạt động kiến tạo trên Mimas rất thưa thớt, không có hoạt động núi lửa trong quá khứ lẫn hiện tại, vốn cần thiết để giữ được một đại dương dưới vỏ băng.

Trong nghiên cứu mới, tiến sĩ Alyssa Rhoden từ Viện nghiên cứu Tây Nam (Mỹ) cho biết các dữ liệu kỳ lạ được Cassini thu thập trong những ngày cuối của sứ mệnh, trước khi nó thực hiện nhiệm vụ cảm tử cuối cùng là lao vào Sao Thổ để tìm hiểu sâu hơn bầu khí quyển dày đặc.

Các kết quả cho thấy nếu Mimas có một đại dương thì nó đại dược cho một lớp đại dương nhỏ ẩn dưới lớp vỏ băng dày ít nhất 55 km.

Trước đây người ta cho rằng nó hầu như không thể có đại dương là vì cái gọi là "tác động Hershel" một cú va chạm thiên thể mạnh trong quá khứ và để lại hố va chạm lớn.

Các dấu vết còn lại từ tác động này giúp hoàn thiện mảnh ghép: Vỏ băng của Mimas đã mỏng đi đáng kể từ khi hình thành Hershel, điều có thể giải thích cho bề mặt không có vết nứt của mặt trăng.

Sự mỏng đi là do nhiệt độ thiên thể tăng lên, cũng là quá trình khiến nó tạo được một đại dương ngầm và đại dương ngày càng mở rộng.

Các nhà nghiên cứu vẫn đang xác minh thêm một số dữ liệu vì vẫn còn những thứ không dung hòa được trong các đặc tính được suy đoán của mặt trăng kỳ lạ này, nhưng nếu nó quả thật là thế giới đại dương mới nổi, kiến thức về nó sẽ vô cùng ý nghĩa đối với việc nghiên cứu sự hình thành, tiến hóa và khả năng sinh sống của tất cả các mặt trăng trung bình và lớn khác của Sao Thổ.

Điều này càng đáng lưu tâm bởi Sao Thổ được cho là chứa các "mặt trăng sự sống", trong đó Enceladus và Titan đang được các cơ quan vũ trụ quan tâm đặc biệt.

Nếu nó có đại dương và sống được, khả năng tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh còn có thể xảy ra với các mặt trăng của các hành tinh khác, ví dụ Sao thiên Vương.

Các kết quả ban đầu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Geophysical Research Letters.

Nguồn: [Link nguồn]

Điều gì xảy ra nếu chúng ta tiếp xúc hoặc nuốt phải chất phóng xạ?

Tiếp xúc với viên phóng xạ ở khoảng cách 1 mét trong 24 giờ tương đương mức độ phơi nhiễm phóng xạ khi chụp X-quang trong 1 năm.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN