Dùng "thuật huyền bí", NASA lập kỳ tích về chiếc nôi sự sống ở "hệ Mặt Trời ngoài"

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Hai kỳ tích đã được lập cùng lúc khi các nhà khoa học NASA quyết tận dụng mọi khả năng của siêu kính viễn vọng James Webb để vén màn bí ẩn về vật thể mang tên Chariklo.

Theo tờ Space, Chariklo là một vật thể bí ẩn thuộc nhóm "nhân mã" có quỹ đạo không ổn định ở vùng "hệ Mặt Trời ngoài", tức khu vực xa xôi từ quỹ đạo Sao Mộc đến Sao Hải Dương.

Gọi là "nhân mã" - tức centaurs, một sinh vật thần loại Hy Lạp lai giữa ngựa và người - là do bản chất lai tạo của các vật thể như Chariklo: Nửa giống tiểu hành tinh, nửa giống sao chổi.

Chariklo và ngôi sao sáng, xa mà nó đã tạo nên "sự huyền bí" theo góc nhìn từ Trái Đất - Ảnh: NASA/ESA/CSA

Chariklo và ngôi sao sáng, xa mà nó đã tạo nên "sự huyền bí" theo góc nhìn từ Trái Đất - Ảnh: NASA/ESA/CSA

Từ tháng 10-2022, siêu kính viễn vọng James Webb được điều hành chính bởi NASA, với sự hỗ trợ của ESA và CSA (cơ quan vũ trụ châu Âu và Canada) đã nghiên cứu về Chariklo, nhưng gặp không ít khó khăn bởi nó quá nhỏ và quá xa để chụp ảnh trực tiếp.

Do đó, nhóm khoa học gia NASA đã quyết định sử dụng một phương pháp quan sát thiên văn gọi là "sự huyền bí" - occultation. Đó là một cụm từ có nguồn gốc từ "ghayba" trong tiếng Ả Rập, chỉ một nhân vật huyền thoại được sinh ra sau đó bị che giấu, rồi lại tái xuất và mang theo sứ mệnh cao cả đối với thế giới.

Trong thiên văn học, "sự huyền bí" này chỉ một phương pháp gián tiếp nhưng mạnh mẽ để quan sát các vật thể như Chariklo: Tìm một ngôi sao sáng rực rỡ mà Chariklo có khả năng che giấu khi bay ngang phía trước, theo góc nhìn từ Trái Đất.

Các biến thiên trong ánh sáng của ngôi sao sáng đó từ lúc nó bị Chariklo "giấu" cho đến khi tái xuất sẽ mang lại những dữ liệu vô cùng quý giá về thứ đang tạo ra sự huyền bí đó.

Nhóm khoa học gia từ NASA tính toán có 50% khả năng James Webb sẽ tìm ra ngôi sao đủ sáng đó. Họ đã may mắn.

Việc quan sát rõ được Chariklo đã là một kỳ tích, nhưng kỳ tích thứ hai xảy ra khi James Webb nắm bắt được cả dấu hiệu rõ ràng của nước đóng băng trên tiểu hành tinh này.

Nước được coi là chiếc nôi của sự sống trên mọi hành tinh có thể sống được. Từ lâu lý thuyết sự sống và các yếu tố sự sống được mang đến Trái Đất thông qua các tiểu hành tinh và sao chổi đã được ủng hộ: Một số mang nước như những hạt mầm của biển khơi, sông suối; một số mang theo các khối xây dựng sự sống đến thế giới đã được trao tặng nước đó.

Những vật thể như Chariklo sẽ là mình chứng cho những "chuyến tàu mang nước" từ không gian, thứ đã giúp Trái Đất - và cả những hành tinh sống được khác - đủ tiêu chuẩn để tiếp nhận và nuôi dưỡng sự sống.

Nước đó cũng được chính những quá trình đặc biệt trong cơ thể của tiểu hành tinh bảo vệ khỏi các tia vũ trụ mang năng lượng cao ở vùng không gian xa thẳm: Rìa hệ Mặt Trời, thậm chí đến từ không gian giữa các vì sao.

Trong tuyên bố của NASA về hai kỳ tích, nhà thiên văn học Dean Hines từ Viện khoa học Kính viễn vọng không gian (STScI, là nơi điều hành các sứ mệnh kính viễn vọng không gian của NASA bao gồm Hubble, James Webb, Nancy Grace Roman) cho biết: "Bởi vì các hạt năng lượng cao biến băng từ trạng thái kết tinh thành vô định hình, việc phát hiện băng kết tinh cho thấy Chariklo trải qua các va chạm vi mô liên tục làm lộ vật liệu nguyên sơ hoặc kích hoạt quá trình kết tinh".

Nguồn: [Link nguồn]

Lần đầu tiên phát hiện thế giới ma ”2 trong 1”, một năm chỉ dài 20,5 giờ

Các nhà thiên văn vừa phát hiện thêm hai thế giới cực đoan hiếm thấy: Một cặp sao lùn cực lạnh, vô hình trong mắt người và siết lấy nhau rất chặt trong "vũ điệu vĩnh...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN