NASA/ESA công bố hình ảnh kinh ngạc về "Linh Hồn" của vũ trụ

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Chiến binh kỳ cựu của NASA/ESA là Kính viễn vọng không gian Hubble đã chụp được hình ảnh tuyệt đẹp về một vùng màu đỏ rực bên trong vật thể khổng lồ cách chúng ta 7.000 năm ánh sáng - Tinh vân Linh Hồn.

Ánh sáng đỏ mê hoặc từ một vùng nhỏ trong vật thể được gọi là Westerhout 5, còn được gọi là "Tinh vân Linh Hồn", mang rất nhiều giá trị đối với nghiên cứu thiên văn.

Tờ Space trích dẫn giải thích của nhóm điều hành Hubble từ NASA/ESA (các cơ quan vũ trụ của Mỹ và châu Âu), cho biết màu đỏ này là do phát xạ H-alpha, xảy ra khi các electron năng lượng cao trong các nguyên tử hydro bị mất năng lượng và giải phóng thứ ánh sáng huyền hoặc này.

Hình ảnh ngoạn mục về Tinh vân Linh Hồn vừa được công bố bởi nhóm điều hành Hubble - Ảnh: NASA/ESA

Hình ảnh ngoạn mục về Tinh vân Linh Hồn vừa được công bố bởi nhóm điều hành Hubble - Ảnh: NASA/ESA

Ánh sáng đỏ này cũng tiết lộ một loạt tính chất đầy hấp dẫn như cái gọi là "khối cầu khí bay hơi trôi nổi tự do" (frEGG), dưới dạng một vùng tối dạng con nòng nọc ở phía trên bene trái của hình ảnh.

FrEGG này và các "đồng loại" thuộc một loại đặc biệt trong một nhóm lớn hơn gọi là EGG (khối cầu khí bay hơi).

FrEGG xuất hiện trong các tinh vân khi bức xạ năng lượng từ các ngôi sao trẻ, nóng làm ion hóa khí xung quanh bằng cách tước đi các electron. Điều này khiến khí phân tán ra khỏi những ngôi sao sáng đó trong một quá trình gọi là quá trình quang hóa, có thể giúp ngăn chặn sự hình thành sao trong tinh vân.

Các EGG bình thường có quá trình trình quang hóa chậm hơn nên ít làm giới hạn sự hình thành các tiền sao hơn.

Các cấu trúc kỳ lạ này liên quan mật thiết đến quá trình hình thành sao trong các "vườn ươm sao" của vũ trụ, nên các nhà thiên văn đặc biệt quan tâm.

Nguồn: [Link nguồn]

Tên lửa và vệ tinh gián điệp ”chết” suýt tạo thảm họa trên quỹ đạo Trái Đất

Dữ liệu gây giật mình của một công ty giám sát vệ tinh và phát hiện va chạm cho thấy vùng không gian quanh Trái Đất vừa suýt bị bắn phá bởi hàng ngàn mảnh vụn khi một thân...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN