Thi bằng lái ô tô: Điều không phải ai cũng biết khi học 120 tình huống mô phỏng

Không phải ai cũng hiểu rõ lý do đằng sau sự khác biệt khi học, thi thử 120 tình huống mô phỏng trên máy tính và điện thoại thông minh.

120 tình huống mô phỏng là phần thi mới được đưa vào quy trình thi bằng lái ô tô trong hơn một năm rưỡi qua. Phần thi này gây nhiều tranh cãi bởi những bất cập trong việc tạo ra tình huống và tính điểm theo ý chí của người viết phần mềm. Mặc dù đã có những cập nhật cho phù hợp hơn nhưng nhiều người học vẫn cảm thấy khó khăn với các tình huống mô phỏng, song không phải ai cũng biết có những khác biệt khi học trên máy tính và smartphone.

Phần mềm học, thi thử 120 tình huống mô phỏng trên máy tính.

Phần mềm học, thi thử 120 tình huống mô phỏng trên máy tính.

Theo đó, khi học trên máy tính (laptop, PC,...) thì độ trễ của bàn phím rất thấp, thường chỉ trên dưới 1ms. Vậy nên, khi người học vừa bấm phím Space là máy tính đã ghi nhận thời điểm đó để tính điểm. Ngược lại, thao tác cảm ứng trên màn hình điện thoại thông minh (smartphone) có thể có độ trễ lên tới hàng chục ms khiến thời điểm ghi nhận bị chậm hơn khá nhiều so với khoắc khắc bấm của người học.

Điều này lý giải tại sao nhiều người đi thi bằng lái ô tô thường kháo nhau bấm sớm hơn một chút so với khi học, thi thử (đa số chỉ sử dụng smartphone). Bởi khi thi bằng lái tại trung tâm đào tạo, người dùng sẽ phải thao tác trên máy tính để bàn được trang bị sẵn.

Bên trên chỉ là một thông tin kỹ thuật nhỏ nhưng không phải ai cũng hiểu rõ để học, thi bằng lái. Ngoài kinh nghiệm này, tất nhiên người học cần phải luyện tập thường xuyên để nắm bắt rõ từng tình huống. Luyện tập nhiều, ít nhiều cũng mang lại kinh nghiệm trong tiềm thức cho các tài xế khi chạy xe trên đường thật.

Nguồn: [Link nguồn]

Phải làm gì để có thể tích hợp GPLX vào ứng dụng VNeID? Cơ quan nào chịu trách nhiệm về việc này?

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo NGỌC PHẠM ([Tên nguồn])
Thi bằng lái xe ô tô Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN